Dấu ấn văn hóa, thể thao và du lịch

Năm 2022, khép lại với nhiều dấu ấn đáng nhớ đối với ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh với việc tổ chức và thực hiện thành công các kế hoạch đề ra, đạt được những kết quả ấn tượng trên cả 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào; 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Lào. 

Bà Hoàng Ngân Hoàn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, tạo dấu ấn đậm nét trong lòng du khách và nhân dân. Tổ chức các hoạt động khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị. Các thiết chế văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng được đầu tư và phát huy hiệu quả. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân phát triển mạnh mẽ. Bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La được định hình rõ nét.

Trong năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu tổ chức thành công nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, nổi bật, như: Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào; 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Lào và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào; Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng tỉnh Sơn La; sự kiện du lịch Sắc màu Sơn La - Tây Bắc lần thứ II tại thành phố Hà Nội; Ngày hội Văn hóa - Du lịch năm 2022 tại tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào; Liên hoan “Nghệ thuật Xoè Thái” và vinh danh “Nghệ thuật Xoè Thái” được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại. Phối hợp tổ chức thành công các hoạt động vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu du lịch thế giới năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sơn La... 

Các thí sinh dự thi Hoa hậu du lịch thế giới trải nghiệm Xòe Thái tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Năm 2022, còn là một năm nhiều dấu ấn khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh, như: Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 HĐND tỉnh Sơn La sửa đổi một số nội dung của Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 quy định mức chi đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng; Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 31/8/2022 “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2022-2026”;  Đề án “Phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đủ điều kiện được công nhận vào năm 2025”; Đề án “Phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La định hướng trở thành Khu du lịch quốc gia”…

Huấn luyện cho các VĐV Muay tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực với hàng loạt dự án xây dựng, tu bổ di tích được khảo sát, tiến hành, như: Triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử - văn hóa; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030;  Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2030. Toàn tỉnh hiện có 63/96 di tích đã được xếp hạng các cấp; 12 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc gia; có 35 nghệ nhân ưu tú và 2 nghệ nhân nhân dân trên các lĩnh vực bảo tồn di sản…

Thể thao Sơn La tiếp tục để lại dấu ấn đậm nét với nhiều thành tích ấn tượng tại các giải thể thao trong nước và quốc tế, mang lại vinh quang cho tỉnh và đất nước. Trong năm qua, các VĐV của tỉnh đã tham gia 49 giải thi đấu khu vực, toàn quốc và quốc tế, giành 207 huy chương (60 HCV; 47 HCB, 100 HCĐ). Nổi bật như: Tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á giành 3 HCV;  giành 1 HCV, 1 HCB tại Giải vô địch thế giới Pencak Silat;  cử 5 VĐV của tỉnh tham gia Đội tuyển U18 Việt Nam thi đấu tại giải Vô địch bóng đá nữ U18 Đông Nam Á giành HCB. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Sơn La lần thứ IX và tham gia Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX giành 15 huy chương (3 HCV, 4 HCB, 8 HCĐ)…

VĐV Quàng Thị Thu Nghĩa (đai đỏ), đoạt Huy chương Vàng, môn Pencak Silat, nội dung đối kháng, hạng 75kg nữ tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX. Ảnh: Trần Huy.

Đối với lĩnh vực du lịch, năm 2022, đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn mục khi nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.  Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Tạo bước đột phá trong truyền thông, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Sơn La, Sở đã chủ trì phố hợp với Tổng cục Du lịch, các công ty lữ hành và các huyện, thành phố tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng về tài nguyên du lịch, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, từ đó định hướng cho các địa phương xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, xây dựng sản phẩm mới và làm mới sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách du lịch đến với Sơn La.

Trong năm 2022, tỉnh Sơn La đã tổ chức đánh giá, công nhận 5 khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện theo Luật Du lịch, gồm: Khu du lịch rừng thông bản Áng; điểm du lịch Thác Dải Yếm, huyện Mộc Châu; điểm du lịch Pha Đin Top, huyện Thuận Châu; điểm du lịch Rừng Vàng, thành phố Sơn La; điểm du lịch Đền Hang Miếng, huyện Vân Hồ. Đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch 3 sản phẩm du lịch mới độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp: Cầu kính Bạch Long, Làng Bắc Âu và Khu phố đi bộ - chợ đêm thuộc khu du lịch quốc gia Mộc Châu, đây là sản phẩm du lịch có sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Sơn La. Đặc biệt, Mộc Châu được vinh danh là điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Châu Á và Thế giới. Lượng khách du lịch đến tỉnh năm 2022 đạt 3,2 triệu lượt người, tăng 3,51 lần; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 3,29 lần so với năm 2021. 

Cầu kính Bạch Long sản phẩm du lịch mới trên cao nguyên Mộc Châu.

Phát huy những kết quả đạt được, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu cho tỉnh chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa các dân tộc trên địa. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, để văn hóa thực sự trở thành “nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội”.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.