Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lào

Đồng bào dân tộc Lào ở xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, có một nghề thủ công truyền thống là nghề dệt thổ cẩm luôn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, là nét tinh hoa đặc sắc được đồng bào dân tộc nơi đây gìn giữ, duy trì.

Bà Lò Thị Ựm bên khung cửi dệt thổ cẩm.

Năm nay gần 60 tuổi, bà Lò Thị Ựm, bản Mường Và vẫn miệt mài bên khung cửi, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo ra những tấm thổ cẩm đẹp, đặc trưng của đồng bào dân tộc Lào. Bà tâm sự: Trước đây, hầu như người nào cũng tự dệt, nhưng hiện nay, trong bản chỉ còn 3-4 người dệt thổ cẩm này. Lúc còn nhỏ, tôi được xem các bà, các mẹ chỉ cho cách dệt và dần thành thạo. Ban đầu, chỉ dệt được các mẫu hoa văn đơn giản, sau đó mới dệt được các hoa văn, họa tiết khó. Chủ đạo trong các mẫu họa tiết hoa văn trong thổ cẩm của dân tộc Lào là hình người và con chim 2 đầu, đây là hai họa tiết không thể thiếu, ngoài ra còn nhiều họa tiết khác như con công, con rồng, con hươu, con voi, con rắn hay hình chùa tháp... Đây là những mẫu họa tiết hoa văn khó cần phải học và mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành.

Cầm trên tay tấm thổ cẩm vừa hoàn thành, bà Ựm cho biết thêm: Những tấm vải thổ cẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu lên ý tưởng, họa tiết đến việc chọn sợi, nhuộm màu... tất cả được làm hết sức tỉ mỉ, thủ công với những công cụ thô sơ, nên chỉ những người phụ nữ mới kiên trì làm được. Mỗi nét hoa văn thổ cẩm trên trang phục của đồng bào dân tộc Lào là nét tinh hoa văn hóa dân gian đã được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều đời. Ngoài chức năng làm đẹp, các họa tiết trên trang phục còn mang ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho chính người sử dụng trang phục. Trang phục của đồng bào dân tộc Lào có nhiều màu sắc như trắng, hồng, vàng, tím, xanh được nhuộm bằng vỏ, lá cây rừng. Mặc dù ngày nay, trên thị trường có nhiều loại chỉ, sợi vải làm bằng công nghiệp rất đẹp. Nhưng để tạo ra tấm vải thổ cẩm đẹp, đặc trưng của dân tộc Lào, thì phải được dệt từ những sợi tơ tằm, vì vậy bà vẫn duy trì nuôi tằm, tự kéo sợi và nhuộm màu theo cách truyền thống.

Nghề dệt thổ cẩm đang dần mai một. Tâm huyết của bà Ựm là gìn giữ và truyền nghề lại cho con cháu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Hiện nay, các con cháu trong nhà bà đều được truyền dạy và biết nghề dệt. Con dâu của bà là chị Lò Thị Vân đã và đang nối nghiệp bà, duy trì nghề dệt thổ cẩm và là một trong những nghệ nhân được tỉnh lựa chọn mang sản phẩm thổ cẩm sang trưng bày giới thiệu tại tỉnh Luông Pha Bang (nước CHDCND Lào) trong Ngày hội Văn hóa - Du lịch năm 2022 vừa qua. Chị Vân chia sẻ: Hồi còn nhỏ, mỗi khi nhìn thấy mẹ ngồi bên khung dệt, tôi rất thích nên chăm chú học và làm theo. Khi về nhà chồng, tôi được mẹ chồng truyền dạy thêm cách dệt các hoa văn mới, đẹp và khó hơn. Tôi luôn cố gắng gìn giữ, phát triển, xem đây là nghề truyền thống của gia đình.

Bà Lò Thị Hà, Chủ tịch UBND xã Mường Và, cho biết: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống đồng bào dân tộc Lào tại xã đã có từ rất lâu đời và được truyền dạy qua các thế hệ. Xã đã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền người dân, nhất là các thế hệ con cháu giữ nghề, để nghề dệt thổ cẩm không bị mai một mà ngày càng phát triển. Đồng thời, nghiên cứu thành lập HTX phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch tham quan tháp Mường Và và du lịch cộng đồng, đưa sản phẩm thổ cẩm trở thành hàng hóa, có giá trị về kinh tế, mang lại thu nhập ổn định cho bà con và góp phần giữ gìn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của người Lào ở xã Mường Và nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung.

Mỗi sản phẩm thổ cẩm được thêu dệt mang nét hoa văn đặc trưng, chứa đựng, kết tinh văn hóa đồng bào dân tộc Lào. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và tâm huyết của các nghệ nhân, mong rằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Lào tại xã Mường Và nói riêng và trên địa bàn huyện Sốp Cộp nói chung được bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thành phố Sơn La triển khai sơn kẻ vạch trên các tuyến đường

    Thành phố Sơn La triển khai sơn kẻ vạch trên các tuyến đường

    Thành phố Sơn La -
    Đảm bảo an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trên địa bàn thành phố năm 2025, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, từ đầu tháng 5, thành phố Sơn La đã đầu tư thực hiện Dự án sơn kẻ vạch, gờ giảm tốc các tuyến đường giao thông trên địa bàn. 
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 12/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo, gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
  • 'Tôn vinh nghề điều dưỡng

    Tôn vinh nghề điều dưỡng

    Sức khỏe -
    Điều dưỡng viên không chỉ hỗ trợ đắc lực bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, mà còn là cầu nối giữa cơ sở khám chữa bệnh với bệnh nhân. Cùng với tình yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, họ còn nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân. Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 là dịp để xã hội tôn vinh đội ngũ điều dưỡng - những người đã và đang góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
  • 'Họp Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU ngày 4/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

    Họp Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU ngày 4/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 12/5, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu xây dựng Đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố; thành lập Đảng bộ cấp xã trực thuộc Tỉnh ủy; sắp xếp, tinh gọn cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ tỉnh đến cơ sở (Tổ nghiên cứu Đề án theo Quyết định số 1324-QĐ/TU), đã chủ trì cuộc họp.
  • 'Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng

    Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng

    Sức khỏe -
    Ngày 12/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5/1965 - 12/5/2025); trao giải Cuộc thi “Sáng tạo góc truyền thông Giáo dục sức khỏe” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường sau có cường độ ổn định và suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ thay đổi. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng.
  • 'Đẩy nhanh tiến độ đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài

    Đẩy nhanh tiến độ đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 12/5, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động đưa người lao động tỉnh Sơn La đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2025. Tham dự có đại diện các sở, ngành của tỉnh.
  • 'Nghị quyết số 480/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 480/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu HĐND đã quyết nghị thông qua Nghị quyết số 480/NQ-HĐND về việc gia hạn thời gian bố trí vốn thực hiện dự án sang năm 2025 đối với 3 dự án sử dụng ngân sách Trung ương không đáp ứng thời gian bố trí theo quy định tại Điều 57, Luật Đầu tư công năm 2024.