Giới thiệu cuốn sách “Dân ca Mường sông Đà”

Văn học dân gian của người Mường được ví như dòng chảy của một con sông tụ góp từ các dòng suối nhỏ dạt dào, với những thể loại văn học được truyền miệng qua nhiều thế hệ và trở thành giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa. Điển hình như: Tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ dài và đặc biệt hơn cả là những điệu dân ca Mường (Đang Mường) ngọt ngào, du dương chứa chan tình người - một hình thức sinh hoạt phong phú, hấp dẫn...

00:00
00:00
00:00
Giọng nữ
Nhập chú thích

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dân ca Mường, Thư viện tỉnh Sơn La giới thiệu cuốn sách “Dân ca Mường sông Đà” do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La phát hành năm 2015, của tác giả Đinh Văn Cung sưu tầm, biên soạn và dịch.

Với hơn 400 trang, cuốn sách “Dân ca Mường sông Đà” chia làm hai phần, đưa người đọc trở về ven vùng hồ sông Đà thuộc tỉnh Sơn La, đắm mình trong làn điệu dân ca với những ca từ đa dạng, phong phú không bao giờ vơi cạn - Đang Mường.

Phần I, với nhan đề Chào - Hói xăm - Tồn - Ảng (Ca ngợi, chào hỏi) tác giả giới thiệu 45 bài Đang chào hỏi, ca ngợi quê hương khi tiếp khách (khách quen và khách lạ), với những câu thơ có cánh giàu hình ảnh. Từng câu, từng chữ trong lời Đang chào hỏi thể hiện sự thân thiện, cởi mở, chân thành ấm áp của gia chủ khi khách lạ từ xa đến chơi: “Khách nào đến, khách lạ hay quen/ Thân này chưa kịp ra chào/ Khách quen xin trải chiếu…” [Tr.19]; nhưng do hoàn cảnh nghèo khó không có gì thiết đãi khách, chủ nhà khéo léo viện ra những lý lẽ rất riêng: Trải được chiếu còn thiếu đĩa trầu cau/ Trầu, còn để ở nhà hàng/ Nang, còn để ở ngoài chợ/ Hôm nay chào bằng mồm miệng, chân tay (Khách quen xin được trải chiếu) [Tr.19], “Trải được chiếu còn thiếu đĩa trầu cau/ Trầu, bố mới trồng chiều hôm qua/ Vừa nẩy mầm, chưa có lá non/ Cau mẹ mới trồng chiều hôm kia/ Vừa nẩy buồng, còn chưa kết trái” (Khách lạ xin được thắp đèn) [Tr.17]; “Tiếng rằng ở gần rừng/ Không có súng để bắn con chồn/ Gần núi đá không có lưới bắt don/ Ở gần ngòi không có chài đánh cá/ Gần rừng sâu không có nỏ bắn chim”, cho dù mâm cơm thết khách quý không cao lương mỹ vị, không mâm cao cỗ đầy, chỉ là những món ăn dân dã... Đĩa rau tầm bóp/ Cùng lá đu đủ với vừng rang nhưng thể hiện tình cảm nồng hậu, chân thành, trọng lễ nghĩa của chủ nhà.

Tiếp đến là những bài Đang ca ngợi quê hương, làng bản thanh bình, trù phú “... Cánh đồng rộng bao la/… Mỏ nước này trong lắm, mát nhiều/ Đất bằng phẳng dễ cưỡi ngựa voi/ Thấy đẹp cả con trai, con gái/ Đẹp cả nước suối, với sông… (Đất này sao mà lạ thế?) [Tr.35]; ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn trong việc dựng xây cuộc sống mới của những chàng trai, cô gái Mường để lại nỗi nhớ thương, lưu luyến khó chia xa cho những ai đã một lần đến thăm: “Đất này sao mà lạ thế/ Cánh đồng rộng nước lại trong/… Con trai đẹp để có cửa nhà/ Con gái xinh để có gia đình/… Sao mà đất đẹp tình quê đến thế/ Đến đất vùng này, muốn được ở lại/ Đến bản này, không muốn quay về” (Đồng cả, bãi rộng, nước trong) [Tr.37].

Bleo (ghẹo) - Nội dung phần II của cuốn sách, giới thiệu những bài hát dân ca giao duyên giữa các đôi trai gái trong dịp hội hè, trong những đêm sinh hoạt giao lưu văn hóa giữa các bản mường. Lời ca cất lên ngân nga, trầm bổng, đưa đẩy nhưng cũng đầy ý nhị mà khoáng đạt để bộc bạch khát vọng yêu thương, hờn giận, trách móc, mơ ước của người bạn tình: “Khi bắc cầu qua sông mới biết/ Con nhện đã giăng tơ xong rồi”, “Lúc thương nhau như đôi con cá/ Còn thương nhau như đôi con tằm” (Ai thắp đèn ở bên cửa sổ) [Tr.108]; là lời tâm sự của người con gái Một thời thương vụng yêu trộm mẹ cha bỏ qua lời mắng của bố,… lời mắng của mẹ... [Tr.114]; sự tinh tế của làn điệu dân ca Mường đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên cảnh và tình hòa quyện vào nhau: Nhớ việc cày cấy chúng ta quay lại/ Nhớ việc gặt hái chúng ta lại về/ Về quê ta thôi vía ơi vía à!… phản ánh chân thật đời sống đồng bào Mường (Rủ nhau xuôi thuyền xuống chợ) [Tr.437]…

Tiếng hát dân ca của dân tộc Mường - Đang Mường có từ lâu đời, do các nghệ nhân dân gian Mường sáng tác, truyền tụng, tạo nên giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa của người Mường. Với mục đích lưu giữ, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian, trong đó có văn hóa hát Đang của dân tộc Mường ở Sơn La, hy vọng cuốn sách “Dân ca Mường sông Đà” sẽ giúp cho người đọc hiểu và đến gần hơn với những câu hát Đang - biểu tượng của đời sống tinh thần, văn hóa đồng bào dân tộc Mường.

 Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Thu Hồng (Thư viện tỉnh)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.