Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm Ngày hội Hoa sơn tra của UBND huyện Mường La.
Trên mảnh đất Sơn La, có nhiều di tích khảo cổ đã được tìm thấy ven thềm sông Đà trước đây. Qua bước đầu khảo sát, khai quật các di tích, xác định niên đại những vi vật cổ đã phần nào chứng minh sự tồn tại và phát triển của cư dân cổ từ thời kỳ đồ đá cho đến các giai đoạn sau này. Khảo cổ học tại Sơn La hiện vẫn còn những bí ẩn về lịch sử thời xa xưa cần được nghiên cứu, tìm hiểu và làm sáng tỏ.
Ngày 30/7, Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh đã tổ chức báo cáo tác phẩm sưu tầm, truyền vai, truyền khẩu, truyền tay dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân gian năm 2023.
Tại tỉnh Sơn La còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền với các cuộc kháng chiến oanh liệt của cha ông trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, là những “địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống cách mạng giàu ý nghĩa.
Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, đã đầu tư xây dựng mô hình du lịch sinh thái, thu hút hàng ngàn lượt du khách mỗi năm đến tham quan, trải nghiệm, góp phần nâng cao thu nhập và bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu có 30 tiểu khu, trong đó tiểu khu Pa Khen và Pa Khen 3 chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông lềnh (Mông hoa) và Mông đú (Mông đen) sinh sống. Những năm qua, bà con dân tộc Mông nơi đây luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, nổi bật là sử dụng trang phục truyền thống trong đời sống hàng ngày.
Trang phục là một trong những nét văn hóa dân tộc đặc trưng của phụ nữ Khơ Mú bản Cang Ôn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, gồm có: Khăn piêu, áo cóm, váy đen, dây lưng, xà cạp, chùm cài đầu, bộ xà tích thắt lưng...
Gần 2 năm qua, những thành viên Câu lạc bộ liên thế hệ nhóm phát triển tài năng văn hóa dân tộc Thái xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu đã tích cực khôi phục, gìn giữ tiếng nói, chữ viết và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Đến với các bản mường ở Sơn La ở đâu cũng có các đội văn nghệ giao lưu, múa hát, tổ chức các chương trình văn nghệ sôi nổi, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân. Văn nghệ quần chúng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều bản, xóm, tiểu khu, các tổ dân phố trên khắp địa bàn các xã, thị trấn trong tỉnh.
Ngày 24/6, Bảo tàng tỉnh tổ chức hoạt động trải nghiệm “Nghệ thuật tạo hoa văn trên vải của dân tộc Dao huyện Vân Hồ” với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ; cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 754, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; du khách và nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Trang phục của cộng đồng các dân tộc Sơn La luôn mang nét đặc trưng và ý nghĩa riêng về kỹ thuật nhuộm vải, thêu hoa văn, được truyền tay từ đời này sang đời khác, tạo nên bức tranh thổ cẩm đa sắc, độc đáo, thể hiện văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc.
Đó là ông Lò Thanh Xuân, bản Lè, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, hội viên Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, là một trong những tác giả sáng tác nhiều bài thơ tiếng dân tộc Thái.
Trong số hơn hơn 24.600 hiện vật, tư liệu về lịch sử, văn hóa đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh thì bộ sưu tập trống đồng là một trong những bộ hiện vật khảo cổ có giá trị vô cùng lớn về mặt lịch sử, văn hóa.
Ngày 6/6, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội VI Hội người cao tuổi Việt Nam (2021-2026) và Gặp mặt người cao tuổi tiêu biểu nhân Kỷ niệm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam (1941-2023).
Ngày 30/5, Ban trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sơn La đã tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567 - năm 2023, tại Chùa Trúc Lâm Hưng Quốc, phường Chiềng Sinh, thành phố. Dự Đại lễ có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và UBND Thành phố.
Huyện Yên Châu được biết đến là mảnh đất của “chuối ngọt xoài thơm” với nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái. Trong đó, điệu xòe gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, đời sống văn hóa, là sợi dây kết nối cộng đồng. Để có hội xòe rộn rã, vui tươi, không thể thiếu khèn bè, trống, chiêng… Các loại nhạc cụ dân tộc được nhân dân trân trọng, gìn giữ và là linh hồn trong mọi hoạt động văn hóa tinh thần.
Mong muốn tiếng nói, chữ viết của dân tộc không bị mai một, nhiều năm qua, ông Lường Văn Chựa, ở bản Ngùa, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu đã miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy chữ Thái, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Những năm gần đây, du khách thập phương biết đến Sơn La không chỉ nhờ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp, mà chính bởi những giá trị văn hóa giàu bản sắc của 12 dân tộc anh em cùng sinh sống nới đây, với mảnh đất, con người thân thiện, giàu giá trị truyền thống.
Thời gian qua, điểm du lịch “sống lưng khủng long” ở bản Chống Tra, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng không gian thiên nhiên hùng vĩ, du khách còn được hòa mình trong tiếng khèn réo rắt, trầm bổng, thưởng thức nghệ thuật múa khèn điêu luyện của những chàng trai dân tộc Mông.