Tôn vinh nét đẹp trang phục dân tộc

Ngày nay, nét đặc sắc của các trang phục dân tộc, từ kiểu dáng cho đến hoa văn, màu sắc càng có sức lôi cuốn hơn khi được cải tiến và sáng tạo trong những bộ trang phục cách tân. Nhờ thế, không chỉ trang phục, mà văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng cao cũng được quảng bá sâu rộng và phổ biến hơn trong đời sống hiện đại.

Trang phục dân tộc Mông cách tân được ưa dùng để biểu diễn và chụp ảnh lưu niệm.

 

Dễ nhận thấy, trang phục truyền thống chính là yếu tố nhận diện đặc trưng trong văn hóa của mỗi dân tộc vùng cao. Trang phục truyền thống không còn xuất hiện thường xuyên trong đời sống thường ngày của đồng bào vùng cao mà chỉ được mặc trong các dịp lễ hội hay những sự kiện quan trọng.

Mặc dù vậy, trang phục dân tộc vẫn đang ngày càng được biết đến nhiều hơn và được yêu thích nhờ vẻ đẹp độc đáo từ những họa tiết, hoa văn đặc sắc cùng cách phối màu ấn tượng. Đó một phần là nhờ những thay đổi về chất liệu, sự cải tiến về kiểu dáng để tạo nên những bộ trang phục truyền thống mang dáng dấp của yếu tố hiện đại, hợp thời và đáp ứng đúng với thị hiếu thẩm mỹ của người mặc. Yếu tố cải tiến rõ rệt nhất chính là chất liệu may trang phục, nếu như trước đây, hầu hết trang phục truyền thống của các dân tộc miền núi đều được làm từ vải chàm thô mộc, thì nay đã được thay bằng các chất liệu đa dạng hơn, ưa chuộng chất vải mềm mịn, thoải mái và dễ mặc.

Chị Hoàng Thị Hiền, chủ cửa hàng cho thuê trang phục biểu diễn Hiền Hưng tại Thành phố, cho biết: Để có một bộ trang phục dân tộc cách tân đẹp, đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ, tôi phải nghiên cứu rất kỹ về văn hóa trên trang phục của mỗi dân tộc để có thể ứng dụng sáng tạo nhưng không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc trên các thiết kế hiện đại. Tôi thường tự phác thảo ý tưởng sau đó thuê đơn vị thiết kế tại Hà Nội lên bản vẽ chi tiết rồi mới đặt may thành phẩm. Các thiết kế cách tân có sự phá cách ở kiểu dáng, nhấn nhá các chi tiết phụ, thêm phụ kiện và hoàn toàn sử dụng thổ cẩm truyền thống làm yếu tố chủ đạo. Sự kết hợp đảm bảo yếu tố hài hòa, tôn trọng thuần phong mỹ tục, nhất là làm nổi bật các hoa văn, họa tiết cổ truyền dân tộc, nhờ vậy, cửa hàng luôn có những bộ trang phục độc đáo, đẹp mắt, được khách hàng yêu thích.

Cửa hàng của chị Hiền luôn dành một góc để bày các thiết kế cách tân với những bộ váy dân tộc Mông cách điệu nghệ thuật, hay các bộ váy áo cóm điệu đà, những bộ trang phục dân tộc Dao được làm mới bằng thiết kế tôn lên điểm nhấn của hoa văn và phụ kiện. Mỗi trang phục đều có sức cuốn hút khó tả không chỉ ở sự kết nối hoa văn thổ cẩm sáng tạo, mà còn thu hút bởi kiểu dáng lạ mắt, giàu tính thẩm mỹ. Chị Hiền cho biết thêm: Hoa văn của dân tộc Mông được ứng dụng nhiều hơn cả nhờ họa tiết độc đáo, màu sắc rực rỡ, dễ làm nổi trang phục, dễ kết hợp trên nhiều vị trí váy và áo. Còn trang phục cách tân của dân tộc Thái lại được chú trọng ở chất liệu, tạo điểm nhấn cho áo cóm bởi họa tiết hoa ban bằng kỹ thuật vẽ sáp ong, hay vẽ sơn dầu giúp hoa văn lên màu thật và sang trọng hơn. Mỗi chi tiết trên trang phục của mỗi dân tộc đều phải được chọn lựa kỹ lưỡng, kết hợp đúng cách để tôn lên nét đẹp của dân tộc đó.

Chị Bàn Thị Thanh, ca sĩ Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh chia sẻ: Một trong những yếu tố giúp trang phục dân tộc ngày càng được yêu thích chính là nhờ sự cách tân sáng tạo, vừa tôn lên nét đẹp hoa văn truyền thống, vừa làm mới cho các thiết kế đương đại mang tính nghệ thuật. Trang phục dân tộc cách tân luôn là lựa chọn của những người nghệ sĩ thường xuyên biểu diễn trên sân khấu. Vẻ đẹp của bộ trang phục giúp người mặc cảm thấy tự tin hơn khi tạo cho mình một ngoại hình hoàn chỉnh khi đứng trước khán giả.

Không chỉ được dùng để biểu diễn, những bộ trang phục dân tộc cách tân còn được giới trẻ đặc biệt yêu thích, được diện trong các bộ ảnh mang đậm phong cách miền núi, lưu lại khoảnh khắc đẹp. Du khách khi đến Sơn La cũng không thể bỏ qua việc chụp hình lưu niệm với những bộ trang phục đậm chất truyền thống được thiết kế sáng tạo này. Có thể nói, trang phục dân tộc truyền thống vốn dĩ đã mang trong mình vẻ đẹp của văn hóa ngàn đời được trao truyền qua bao thế hệ, là di sản văn hóa chứa đựng bản sắc, tín ngưỡng dân tộc được lưu giữ đời đời. Việc cách tân, sáng tạo đúng hướng, tôn trọng truyền thống đã và đang giúp phổ biến nét đẹp văn hóa ấy và góp phần nâng tầm cho trang phục dân tộc.

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).