Thơm dẻo bánh dày

Cùng với đồng bào dân tộc Mông ở các địa phương khác trong tỉnh, ngoài giã bánh dày vào dịp tết cổ truyền hàng năm, đồng bào dân tộc Mông ở các xã vùng cao của huyện Mường La còn giã bánh dày vào dịp tết Độc lập, cưới hỏi, mừng nhà mới... Bánh dày dẻo, thơm, đậm đà là món ăn đãi khách quý, là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Người dân bản Pá Sóng, xã Chiềng Lao, huyện Mường La giã bánh dày.

Theo tiếng Mông, bánh dày gọi là “dúa”, trong mâm cơm những ngày lễ, tết ngoài rượu, thịt, rau rừng đồ xôi, bánh dày là thứ không thể thiếu để dâng lên tổ tiên. Bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái đồng bào Mông và là món bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất.

Ðể làm được những chiếc bánh dày thơm, dẻo cần trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự công phu, khéo léo và tỉ mỉ. Đầu tiên là chuẩn bị cối và chày để giã bánh dày. Cối, chày làm bằng thân gỗ tốt, cối được khoét rỗng ruột hoặc lõm ruột; còn chày dài khoảng 35 - 40 cm, đường kính từ 10 -15 cm. Chọn loại gạo nếp nương trắng, thơm, hạt to đều, khi đồ lên sẽ cho xôi dẻo. Gạo được vo, ngâm nước khoảng 6 - 8 tiếng, vớt ra để ráo, rồi cho vào chõ làm bằng gỗ để đồ. Sau khi đồ xôi từ 1 - 2 giờ mang ra giã bánh ngay khi xôi còn nóng. Các nam thanh niên khỏe mạnh, khéo léo dùng chày đẩy dồn cuộn xôi về một phía cối, sau đó lại giã theo kiểu “cuốn chiếu” để xôi nhuyễn đều. Xôi giã càng kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, dính quyện lấy nhau, được các bà, các chị chia nhỏ, nặn hình mặt trăng, mặt trời, rồi bọc một lớp lá chuối hoặc lá dong tươi bên ngoài. Để khi nặn bánh dày không dính tay và tăng độ thơm ngon, người làm thường sử dụng lòng đỏ trứng gà xoa vào lòng bàn tay trước khi chia phần, nặn bánh. Bánh dày có thể ăn ngay hoặc để nguội sau đó cắt thành miếng nhỏ rán lên hoặc nướng trên bếp than khoảng 10 - 15 phút, khi bánh phồng nhẹ, vỏ bánh vàng đều, bên trong mềm có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp nương là được. Bánh dày giã tay có thể để được từ 10 - 15 ngày ở ngoài, nhiệt độ mát mà không bị hỏng, bánh ăn ngon hơn khi chấm với mật mía hoặc mật ong.

Từ năm 2013 - 2019, trước khi xảy ra dịch bệnh Covid -19, các xã Chiềng Lao, Chiềng Công, Chiềng Muôn, Ngọc Chiến của huyện Mường La thường xuyên tổ chức hội thi giã bánh dày, nhằm gìn giữ cách làm bánh dày truyền thống của người Mông trên địa bàn, đồng thời quảng bá sản phẩm bánh dày đến khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, năm 2020, xã Chiềng Lao đã thành lập HTX Nông nghiệp Chiềng Lao, khuyến khích các thành viên trong HTX thuộc 4 bản: Đán Én, Huổi Hậu, Phiêng Phả, Pá Sóng sản xuất và kinh doanh bánh dày giã tay truyền thống, giúp các thành viên tăng thêm thu nhập và giữ gìn nghề làm ánh dày truyền thống.

Người dân bản Pá Sóng, xã Chiềng Lao, huyện Mường La làm bánh dày.

Ngoài bánh dày trắng truyền thống, nhiều gia đình còn sáng tạo làm bánh dày nếp cẩm, bánh dày vàng (ngâm gạo nếp với hoa mật mông) để bán cho người tiêu dùng, các nhà hàng ẩm thực dân tộc trong và ngoài tỉnh. Chị Giàng Thị Dúa, bản Co Sủ trên, xã Chiềng Công, chia sẻ: Mỗi tháng, gia đình tôi giã khoảng 4 - 5 mẻ bánh dày các loại, mỗi mẻ khoảng 15 kg gạo nếp để bán cho người tiêu dùng trong huyện, trong tỉnh và cho nhà hàng ẩm thực ở các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Hà Nội… với giá 55 nghìn đồng/1 cặp, thu nhập trung bình từ 3 - 5 triệu đồng/tháng từ bán bánh dày. Để bảo quản bánh được lâu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gia đình tôi đã sử dụng phương pháp hút chân không, bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển bánh cho khách hàng ở xa. Sử dụng mạng xã hội zalo, facebook để đăng bài viết, hình ảnh, video về quy trình làm bánh dày của gia đình, nhằm quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Nhiều dân tộc khác cũng có bánh dày, nhưng cách làm bánh dày của đồng bào dân tộc Mông huyện Mường La mang lại hương vị đặc trưng truyền thống, nếu đã một lần được trải nghiệm cách làm bánh dày và thưởng thức món ăn này sẽ rất khó quên.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.