Nghệ thuật vẽ tranh thờ của người Dao

Đối với đồng bào người Dao ở Sơn La, nghi lễ thờ cúng không thể thiếu bộ tranh thờ. Xung quanh bộ tranh thờ này, có rất nhiều điều bí ẩn.

Anh Bàn Văn Long, bản Suối Bon, xã Lóng Luông (Vân Hồ) vẽ tranh thờ của người Dao.

Về Vân Hồ lần này, chúng tôi có dịp gặp anh Bàn Văn Long, bản Suối Bon, xã Lóng Luông, người hiện đang duy trì, lưu giữ nghề vẽ tranh thờ của người Dao. Qua anh, chúng tôi được biết thêm về “hậu trường” nghi lễ này. Tranh thờ tồn tại trong các nghi lễ người Dao có từ rất lâu đời. Tranh thờ vẽ xong phải làm lễ khai quang, rồi cất trong ống, khi có nghi lễ hoặc ngày tết mới đem ra treo. Mỗi nhà người Dao có ít nhất một bộ tranh thờ. Anh Long theo nghề vẽ tranh thờ để giữ gìn bản sắc dân tộc mình. Hiện, trong nhà anh đang có 15 bộ tranh đang vẽ dở do nhiều người đặt mua, mỗi bộ tranh (3 tờ) giá 1,4 triệu đồng/bộ.

Theo anh Long, nội dung của tranh thể hiện quan niệm của người Dao về vũ trụ, triết lý và mối quan hệ giữa cuộc sống con người với vạn vật. Trong đó, bảo trợ cho cuộc sống của con người là 3 vị thần (còn gọi là tam thanh), gồm: Ngọc thanh (thần cai quản trên trời), Thượng thanh (thần cai quản trần gian), Thái thanh (thần cai quản âm phủ). Trong 3 vị thần này, Ngọc thanh có vị trí cao hơn cả, 3 vị này có khi được vẽ độc lập ở từng bức tranh, nhưng cũng có khi được vẽ chung hoặc vẽ cùng các vị thần linh khác như bức “Tổng tinh đàn”.

Nhưng tựu chung lại thì Tam thanh luôn giữ vị trí trung tâm trong các bộ tranh người Dao. Trước đây, khi muốn có giấy để vẽ tranh thờ, người ta thường làm những tấm giấy dó khổ lớn, sau đó dùng keo da trâu (da trâu khô nấu lên thành keo) làm chất kết dính, dính ép 25 lượt giấy dó với nhau. Còn bây giờ phần lớn đều mua giấy công nghiệp khổ lớn và độ dài phù hợp.

Chân dung quan Thái thanh do anh Bàn Văn Long vẽ.

Tranh thờ của người Dao có mô típ theo kiểu tranh dân gian Hàng Trống (Hà Nội), nét vẽ thường tả thực và các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng được cụ thể trong từng họa tiết. Tranh vẽ chân thực theo chủ đề nên chỉ cần giới thiệu một lần là có thể nhớ  được ngay. Chẳng hạn, bức vẽ “Tổng tinh đàn” mô tả các vị thần linh được người Dao tôn thờ, trong đó các vị Tam thanh được đặt ở vị trí trên cùng. Bức vẽ “Thập điện diêm vương” nói về 10 cửa điện của diêm vương chỉ có cửa thứ 10 là cửa luân hồi, còn lại 9 cửa khác là cửa không tốt, với quan niệm, cửa diêm vương là nơi xử người khi chết xuống âm phủ, tùy theo lúc sống phạm các tội lỗi nặng, nhẹ khác nhau sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau... Bức vẽ “Tứ đại nguyên súy” vẽ 4 vị thần trong vũ trụ rất uy phong: mưa, gió, sấm, chớp. Màu sắc của mỗi bức vẽ cũng tùy thuộc vào chủ đề hay nhân vật mà đưa ra những gam màu có đặc thù tương ứng, như bức Tam thanh thì gam màu chủ đạo cũng như trang phục của Ngọc thanh là màu xanh da trời; Thượng thanh thì chủ đạo là màu xanh lá cây; Thái thanh thì chủ yếu là màu đỏ, đen. Trong các bức tranh vẽ thần linh đều có vẻ mặt khác nhau, từng vị thần thể hiện nét uy vũ riêng biệt trên nền hào quang.

Các bức tranh thờ được treo kín trên vách nhà trong những lễ tục được quan niệm góp phần tiếp thêm sức mạnh và niềm lạc quan cho con người vào thế giới tự nhiên để hướng thiện, mang cốt cách của những chủ nhân vũ trụ. Việc vẽ tranh và sử dụng tranh thờ là một nét văn hóa tâm linh độc đáo, không pha lẫn trong đời sống tinh thần của người Dao.

Anh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.