Lễ mừng cơm mới của người Khơ Mú bản Thàn

Ở huyện Yên Châu, bà con dân tộc Khơ Mú sinh sống chủ yếu tại bản Thàn, xã Chiềng Pằn. Những năm qua, bà con luôn gìn giữ, tổ chức đều đặn các nghi lễ truyền thống của dân tộc, trong đó có Lễ mừng cơm mới.

Ông Mè Văn Cường, Bí thư Chi bộ bản Thàn, xã Chiềng Pằn cho biết: Bản có 100% dân tộc Khơ Mú sinh sống, với 59 hộ, 282 nhân khẩu, tuy số lượng không lớn nhưng người dân ở bản luôn có ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, Lễ mừng cơm mới được duy trì từ rất lâu và được tổ chức vào cuối năm, sau khi thu hoạch xong mùa màng, bà con lại tổ chức cúng ông bà, tổ tiên đã trông coi mùa màng, nương rẫy suốt một năm qua và cầu mong phù hộ cho gia đình con cháu năm tới tiếp tục được mùa, khỏe mạnh.

           

Những người phụ nữ trong nhà chuẩn bị cho mâm cúng cơm mới.

           

Tham dự Lễ mừng cơm mới tại hộ gia đình ông Hà Văn Châm, nghi lễ được tổ chức khá đơn giản, chủ yếu mời anh em họ hàng cùng đến chung vui với gia đình sau một năm lao động vất vả. Ông Châm chia sẻ: Buổi sáng, chủ nhà sẽ báo cáo với tổ tiên tổ chức lễ, sau đó sẽ gọi hồn lúa, hồn ngô, hồn khoai, rồi đào ngô, đào khoai từ trên nương về đồ cơm mời tổ tiên ăn trước, gia đình ăn sau và mời anh em cùng vui được mùa.

           

Sau khi xin phép tổ tiên tổ chức Lễ mừng cơm mới, ông Châm cầm một con gà để vái đầu gối của từng thành viên trong gia đình cảm tạ sau một năm lao động vất vả, vái đầu gối con trâu đã giúp con người cầy, bừa mệt nhọc cả năm để có vụ mùa bội thu. Trước khi thả trâu đi ăn cỏ, chủ nhà sẽ cài thêm hoa lên sừng trâu để cầu mong trâu ở nhà khỏe mạnh, vững vàng như tảng đá lớn.

           

Nghi Lễ cúng mừng cơm mới.

           

Bà Mè Thị Đâu, bản Thàn, cho biết: Chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới, từ sáng sớm, bà chủ nhà cùng một số thành viên trong gia đình mang theo thuổng, ếp lên nương gọi hồn ngô, hồn khoai, hồn lúa và chuẩn bị các lễ vật làm cơm mới. Lễ vật để mừng cơm mới khá đơn giản, bao gồm các loại hoa quả, rau, măng ở trên nương, dưới ruộng, có gì thì sẽ lấy về, chế biến để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, nhà nào có điều kiện thì mổ lợn, gà, nhà nào không có điều kiện thì cũng phải có ít nhất 1 con gà để dâng lên tổ tiên, ông bà để con cháu ăn mừng cơm mới.

           

Nghi Lễ cúng mừng cơm mới.

           

11 giờ trưa, các món ăn, đồ lễ đã chuẩn bị xong. Chủ nhà sắp các lễ vật vào mâm riêng đặt ở góc bếp cúng mời tổ tiên ăn trước. Mâm lễ gồm: Thịt gà, ếp xôi, bát muối ớt, bát canh óc, đĩa sắn và bí đỏ luộc và bốn đôi đũa…

           

Ông Hà Văn Châm cho biết thêm: Lễ cúng mừng cơm mới bắt đầu, chủ nhà mở ếp xôi, vừa vê xôi thành từng miếng nhỏ bằng đầu ngón tay, chấm chấm vào các đồ lễ, vừa cúng khấn mời tổ tiên về ăn cơm mới với nội dung: “Hôm nay gia đình tổ chức Lễ mừng cơm mới, con cháu mời ông bà tổ tiên về vui cơm mới cùng với con cháu; mời ông bà ăn trước xôi, gà, khoai, bí, canh óc; đây đều là các sản phẩm do gia đình làm ra; cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ con cháu mạnh khỏe, mưa thuận, gió hòa; năm tới trồng cây gì cũng được mùa, nuôi con gì cũng mau lớn, cuộc sống ấm no, sung túc hơn”.

           

Ông chủ nhà mời anh em, họ hàng cùng vui cơm mới.

           

Tiếp đó, chủ nhà lấy một chum rượu cần vào góc cúng, cắm 1 thanh tre nối từ sàn lên đến xà ngang nhà, buộc chum rượu cần vào thanh tre, rồi một người đàn ông trong nhà ngồi tiếp nước vào chum rượu. Chủ nhà một tay vít cần rượu, một tay cầm đôi đũa cả gắp bã rượu cần từ trong chum ra, bón qua một cái lỗ của sàn nhà, ngụ ý mời ông bà, tổ tiên về uống rượu cần, vừa bón vừa khấn mời bố mẹ uống rượu cần, vui lễ cơm mới với con cháu, cảm ơn ông bà, tổ tiên đã trông nương ruộng, để cho con cháu được mùa...

           

Mọi người múa xòe tại Lễ mừng cơm mới.

           

Thực hiện xong nghi lễ, chủ nhà quay vào mâm bắt đầu mời mọi người ăn cơm mới. Trước bữa ăn, chủ nhà mang bí đỏ đã luộc sẵn bôi vào lưng, anh em, họ hàng đến mừng cơm mới để tỏ lòng phấn khởi mùa vụ bội thu. Sau khi mọi người đã cùng nhau vui vẻ, quây quần bên mâm cơm, sẽ tiếp tục vui uống rượu cần, sau đó múa xòe cho đến tối.

           

Ông Nguyễn Quang Hưng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Châu, cho biết: Cuối năm 2021, Phòng tham mưu và phối hợp với UBND xã Chiềng Pằn tổ chức phục dựng Lễ mừng cơm mới tại tại bản Thàn,  góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Khơ Mú, nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian tới, bà con sẽ tiếp tục duy trì, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của Lễ mừng cơm mới thông qua việc tổ chức lễ này hằng năm. Cùng với đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ đẩy mạnh tuyên tuyền, quảng bá để Lễ mừng cơm mới trở thành một sản phẩm du lịch, góp phần thu hút du khách đến trải nghiệm du lịch cộng đồng tại địa phương.

           

Điệu múa au eo của người Khơ Mú tại Lễ mừng cơm mới.

           

Lễ mừng cơm mới của người Khơ Mú ngày nay chịu ảnh hưởng nhiều của kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa, nhưng các giá trị văn hóa độc đáo vẫn được bảo tồn, tạo nét riêng biệt, đậm đà bản sắc, mang tín ngưỡng tâm linh sâu sắc, tính đoàn kết cộng đồng, gia đình, dòng họ, là nghi lễ quan trọng đối với người Khơ Mú ở huyện Yên Châu

           

Nguyễn Thư - Trần Sơn

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.