Giữ gìn và phát huy bản sắc đồng bào dân tộc Thái

Đến phường Chiềng An (Thành phố) muốn hiểu về cuộc sống và con người nơi đây thì hãy ghé thăm Câu lạc bộ hát Thái ở tổ 3. Tuy mới thành lập năm 2020, nhưng CLB luôn thu hút đông đảo hội viên tham gia, với mong muốn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.

 

Một buổi luyện tập của câu lạc bộ hát Thái, tổ 3, phường Chiềng An (Thành phố).

 

Có dịp tham dự một buổi giao lưu văn nghệ của các hội viên Câu lạc bộ hát Thái tổ 3, chúng tôi thật ấn tượng bởi các bà, các chị với trang phục áo cóm đen, váy đen truyền thống, đầu đội khăn piêu, vừa hát vừa uyển chuyển với điệu múa, nụ cười rạng rỡ. Các chú, các anh thì bận chiếc áo dài đen đơn giản nhưng thật tinh tế, trên tay cầm chiếc khèn bè biểu diễn theo nhạc, rất cuốn hút người xem. Đến nay, Câu lạc bộ cũng đã thu hút 85 hội viên tham gia, các hoạt động đi vào nền nếp. Với tinh thần tự nguyện, người già nhất câu lạc bộ nay đã 80 tuổi, người trẻ nhất 29 tuổi đều say mê và tham gia nhiệt tình.

Chị Lò Xuân Hường, Chủ nhiệm CLB hát Thái, vui vẻ: Nhận thấy các làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái đang dần bị mai một, Chi hội phụ nữ tổ 3 đã tập hợp các hội viên chung niềm đam mê ca hát thành lập CLB này; vận động các hội viên tự may trang phục và khôi phục các nhạc cụ truyền thống, nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Là người phụ trách hướng dẫn các thành viên tập hát, trải lòng với niềm đam mê, nghệ nhân Lò Thị Ban tâm sự: Chúng tôi mong muốn truyền dạy cho thật nhiều người biết hát Thái, nhất là thế hệ trẻ để giữ cho bản sắc dân tộc không bị mai một. Tôi đã chủ động sưu tầm một số tài liệu về làn điệu dân ca của dân tộc, tuyên truyền cho các hội viên hiểu tường tận hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của từng làn điệu dân ca. Để tạo sự lan tỏa, chúng tôi thường xuyên kết nối với CLB hát Thái trong và ngoài tỉnh để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. CLB đã có dịp tham gia Chương trình Giao lưu văn hóa Thái - chào năm mới 2021, do Hội người Thái tại Lào Cai phối hợp với Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Lào Cai tổ chức.

Tham gia CLB, các hội viên hoạt động ở 3 mảng: Hát, xòe và học chữ Thái. Đều đặn vào tối thứ 7 hằng tuần, các hội viên tập trung tại Nhà văn hóa để cùng nhau tập luyện các làn điệu dân ca Thái; hoạt động xòe tập luyện mỗi tháng một lần; còn việc dạy và học chữ Thái được tổ chức tranh thủ khi các hội viên nông nhàn. Bà Lò Thị Yên, hội viên CLB, chia sẻ: Tham gia CLB không những được góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn được giao lưu với bạn bè bốn phương, nên đời sống tinh thần của hội viên nói chung rất vui, phấn khởi.

Một năm cũ qua đi, một năm mới đang cận kề, CLB dự định sẽ cùng nhau luyện tập hát, múa xòe, chơi các trò chơi dân gian để tham gia các hội Xuân dâng Bác, Lễ hội Hoa ban do thành phố Sơn La tổ chức. Trước dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các hội viên trong CLB thống nhất tạm dừng luyện tập. Thay vào đó, CLB sẽ xin phép Ban quản lý bản phát các làn điệu dân ca Thái về mừng Đảng, mừng xuân, ca ngợi quê hương đất nước trên loa truyền thanh của tổ, tạo không khí vui vẻ, an toàn.

Thời gian tới, CLB tiếp tục khuyến khích, chú trọng việc học chữ Thái và hát Thái trong hội viên. Đồng thời, phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè gắn với truyền dạy phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Thái cho thế hệ trẻ, như thêu, đan lát; khôi phục, lưu truyền những loại nhạc cụ, làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc. Để góp phần thực hiện Đề án “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2020 - 2025” của Thành phố, CLB rất cần được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện về chủ trương và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhằm hoạt động hiệu quả hơn nữa, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.