Giữ gìn bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Khơ Mú

Trước đây, Co Chai là bản duy nhất của xã Hát Lót, huyện Mai Sơn có 100% đồng bào dân tộc Khơ Mú sinh sống. Thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, bản, tiểu khu, tháng 1/2020, bản Co Chai sáp nhập với Phiêng Sày, là bản có 100% dân tộc Thái và lấy tên là bản Phiêng Trai. Sau hơn 2 năm sáp nhập, bà con dân tộc Khơ Mú nơi đây luôn giữ gìn nét văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Các hạt nhân văn nghệ của bản trong trang phục truyền thống thể hiện những động tác mềm dẻo, nhưng dứt khoát, khỏe khoắn của điệu múa Vêlr guông, múa cá lượn, múa tra hạt; các làn điệu dân ca Khơ Mú (hát tơm) hòa cùng những âm thanh của nhạc cụ: Đàn tre không dây (đao đao), đàn tre có dây (ra bang họa), trống (tăm pựt), chiêng, ống tre (bẳng bu), chủ yếu được làm từ chất liệu tre, nứa; những điệu Tơm lúc sâu lắng, lúc rộn ràng, mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.

             

Tiết mục văn nghệ của đồng bào dân tộc Khơ Mú bản Phiêng Trai, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn.

             

Là nghệ nhân hát của bản, bà Mè Thị Thủy chia sẻ: Từ bé, tôi đã học hát Tơm từ mẹ. Lớn lên tôi sáng tác và hát cho phù hợp. Hát Tơm là kể lại các câu chuyện sinh hoạt đời thường của gia đình, cộng đồng bản; lời chúc phúc cho đôi lứa trong lễ cưới, lễ hỏi; cảm ơn Đảng, Bác Hồ và ước mơ được gửi gắm trong những ngày đầu xuân năm mới...

             

Chị Hoàng Thị Lương, Đội trưởng đội văn nghệ bản, thông tin: Đội văn nghệ có 14 thành viên, độ tuổi từ 22 đến 50. Được Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện tập huấn, truyền dạy nhạc cụ dân tộc Khơ Mú cho các hạt nhân văn nghệ của bản, chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng các tiết mục văn nghệ mang bản sắc dân tộc Khơ Mú để tập luyện. Các thành viên trong đội còn truyền dạy cho thanh, thiếu niên trong bản để điệu múa không bị mai một...

             

Đồng bào dân tộc Khơ Mú ngoài nói tiếng mẹ đẻ, bà con trong bản còn nói thạo tiếng Thái, tiếng phổ thông. Trang phục của dân tộc Khơ Mú ở bản Phiêng Trai có nét tương đồng với trang phục của dân tộc Thái đen, gồm: Khăn piêu, áo cóm đen, áo có hàng cúc bướm chạy dọc đối diện nhau, váy đen. Riêng ngực áo có bộ cúc bạc to hình chữ nhật, trên áo đính những đồng tiền bạc, thể hiện mong ước giàu sang, phồn thịnh, được vị thần mặt trời sưởi ấm, che chở. Khăn piêu gần giống như khăn piêu Thái, khác là đầu khăn có khâu những đường viền xanh đỏ. Cách đội khăn piêu khác hoàn toàn với cách đội khăn piêu của phụ nữ dân tộc Thái. Khi đội khăn, chị em búi tóc gọn trên đầu, dùng thêm độn tóc cho búi tóc đẹp. Sau đó, mới quấn khăn quanh đầu, ôm lấy búi tóc ngược, luồn một đầu khăn qua vành quấn, vắt ra ngoài để lộ hoa văn của khăn piêu.

             

Bên cạnh đó, bà con trong bản vẫn giữ được nghề dệt vải làm túi và đan lát truyền thống. Những chiếc ghế mây, mâm mây, ép đựng xôi, gùi đeo... được làm từ cây tre, giang, nứa, mây, trở thành các đồ gia dụng thông dụng. Ông Hoàng Văn Hòa, bản Phiêng Trai, nói: Tôi gắn bó với nghề đan lát hơn 35 năm nay. Trước đây, tranh thủ lúc nông nhàn, đan những vật dụng để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, dư ra thì mang xuống chợ bán. Sản phẩm làm ra được nhiều người biết đến, khách hàng đến tận nhà đặt mua, giúp gia đình tôi có thêm thu nhập. Tôi thường dạy cho con cháu kỹ thuật đan để giữ nghề truyền thống của gia đình.

             

Trao đổi với chúng tôi, bà Mè Thị Sơ, Bí thư Chi bộ bản Phiêng Trai, cho biết: Bản có 170 hộ, trong đó 93 hộ là đồng bào dân tộc Khơ Mú. Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, những năm qua, bản đã lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp bản về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, phát huy vai trò người có uy tín truyền dạy cho thế hệ trẻ việc gìn giữ, bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc thông qua trang phục, làn điệu dân ca, dân vũ, ẩm thực, tiếng nói. Huy động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện nếp sống văn hóa mới trong cưới hỏi, ma chay... góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần người dân trên địa bàn.

             

Chia tay bà con đồng bào dân tộc Khơ Mú bản Phiêng Trai, chúng tôi hẹn dịp trở lại gặp gỡ những con người giản dị, chân thành, mến khách và luôn đoàn kết, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.