Giỗ tổ Hùng Vương: Kết nối đoàn kết cộng đồng dân tộc Việt Nam

Từ bao đời nay, tín ngưỡng thờ các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Hoạt động này còn có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Sáng 14/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ Giỗ tổ Hùng Vương đã diễn ra trong không khí thành kính, linh thiêng, trang trọng tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Đắk Lắk: Sáng 14/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ Giỗ tổ Hùng Vương đã diễn ra trong không khí thành kính, linh thiêng, trang trọng tại Đình Lạc Giao, thành phố Buôn Ma thuột (Đắk Lắk), đông đảo nhân dân và du khách đã đến tham dự.


Thực hiện nghi thức tế lễ truyền thống. Ảnh: TTXVN

Tại Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện nghi thức Tế truyền thống, đọc chúc văn dâng lên các Vua Hùng và ôn lại lịch sử dựng nước hào hùng từ thời các Vua Hùng.

Báo công trước các vị Vua Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà kính cáo đến anh linh các vị Vua Hùng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,82%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/người. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Trước anh linh các vị Vua Hùng, đồng chí Nguyễn Tuấn Hà khẳng định Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc của người Việt Nam mà còn là biểu tượng sinh động của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là điểm kết nối giữa quá khứ và hiện tại bởi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để nhân dân tỉnh Đắk Lắk ôn lại ý nghĩa lịch sử của thời kỳ dựng nước, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Kiên Giang: Cũng trong ngày 14/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Tân Hiệp tổ chức trang trọng Lễ dâng hương Quốc tổ Hùng Vương. Đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, các huyện, thành phố và đông đảo nhân dân trong, ngoài tỉnh thành kính dâng hương, tri ân công đức các vị Vua Hùng có công dựng nước.

Dâng vật phẩm lên các Vua Hùng. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN

Thành kính với chúc văn tri ân công đức các vị Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã dựng nước, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước, đồng chí Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp phát biểu tri ân công đức Quốc tổ Hùng Vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước; nêu quyết tâm của Đảng bộ, nhân dân huyện Tân Hiệp đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, cuộc sống nhân dân hạnh phúc, không ngừng cải thiện, vươn lên.

Đồng chí Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp nhấn mạnh: Lễ Giỗ tổ Hùng Vương là hoạt động văn hóa tâm linh để nhân dân và khách hành hương trong, ngoài tỉnh Kiên Giang bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước; thực hiện lời dạy sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục lòng yêu nước, hướng về cội nguồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là hoạt động nhằm tạo không khí phấn khởi, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hăng say thi đua lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hiệp nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

Dịp này, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, hướng về cội nguồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, tổ chức phần hội gồm: Giải đua xe đạp cúp Đền Hùng, giải võ thuật cổ truyền Vovinam, chiếu phim lưu động, trò chơi dân gian, thi nấu bánh chưng, bóng đá mini, cờ tướng, dưỡng sinh người cao tuổi, hội thi sinh vật cảnh, giao lưu đờn ca tài tử, trò chơi thiếu nhi, triển lãm tem, tổ chức gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của huyện Tân Hiệp và của tỉnh, văn nghệ ca ngợi công đức Vua Hùng… Phần Lễ được tổ chức với nghi thức rước và dâng lễ vật, lễ dâng hương Quốc tổ Hùng Vương.

* Hà Tĩnh: Sáng 14/4 (tức ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đông đảo nhân dân, các vị tăng ni, phật tử trong và ngoài tỉnh cùng tham dự.

Chương trình văn nghệ đặc sắc chào mừng. Ảnh: baohatinh.vn

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh năm nay diễn ra từ ngày 13 - 14/4 (tức ngày 9 - 10/3 âm lịch) với các nội dung chính như: Lễ tế dân gian, Giải thể thao vô địch đẩy gậy truyền thống, Lễ rước bài vị dâng các vật phẩm cúng tế Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng, dạ hội văn nghệ "Tiếng hát từ cội nguồn" và Đại Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương diễn ra vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 14/4/2019 (tức ngày 10/3 âm lịch).

Sau phần chính lễ ôn lại truyền thống lịch sử và dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và đông đảo bà con nhân dân, du khách thập phương đã cũng tham dự Lễ đặt long cốt Hậu cung tại Đền thờ Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.