Chiềng Xôm phát triển phong trào văn nghệ quần chúng

Thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 20/8/2020 của Thành ủy Sơn La về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025, xã Chiềng Xôm đã duy trì, khơi dậy, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Là địa phương có truyền thống về phong trào văn hóa, văn nghệ của Thành phố, xã Chiềng Xôm có 1 đội văn nghệ quần chúng với 35 diễn viên, nghệ nhân, người cao tuổi nhất là 70 tuổi và trẻ tuổi nhất là 16 tuổi; có 2 câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái bản Thé Dửn và bản Tông; ngoài ra còn có 23 đội văn nghệ ở các bản duy trì và hoạt động thường xuyên.

Các đội văn nghệ xã Chiềng Xôm múa Vũ điệu kết đoàn.

Chị Quàng Thị Muôn, cán bộ văn hóa xã Chiềng Xôm, cho biết: Vào các ngày lễ lớn trong năm, các đội văn nghệ say sưa tập luyện, thu hút ngày càng đông thành viên tham gia, từ thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi đều hưởng ứng tích cực, góp phần tăng thêm không khí vui vẻ, tinh thần giao lưu, đoàn kết. Các tiết mục luyện tập, giao lưu của các đội văn nghệ đa dạng, phong phú. Bên cạnh chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, các tiết mục múa hát còn lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn với đời sống thường ngày... Đồng thời, chú trọng việc truyền dạy về các điệu xòe, nhạc cụ truyền thống và các làn điệu dân ca dân tộc Thái.

Đội văn nghệ bản Tông tập luyện các điệu xòe truyền thống.

Đã thành thông lệ, những buổi tối ngày cuối tuần, nhà văn hóa bản Hụm lại nhộn nhịp, sôi động. Bà Lèo Minh Châu, Đội trưởng đội văn nghệ bản Hụm, cho biết: Đội văn nghệ của bản đã thành lập và hoạt động gần 40 năm, có rất nhiều thế hệ từ đời ông, bà đến con, cháu tham gia duy trì đến nay, cũng là đội văn nghệ chính của bản với 8 thành viên. Ngoài ra, còn có 5 đội văn nghệ thuộc các tổ chức đoàn viên thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi và nông dân, thiếu nhi với trên 40 thành viên; mặc dù phương tiện, trang phục, đạo cụ, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng các thành viên luôn nhiệt tình, tích cực hoạt động. Để phong phú, đa dạng thêm nhiều bài hát, múa, các thành viên còn học tập các bài hát, điệu múa qua băng, đĩa, rồi tự dàn dựng, cải biên sáng tác thêm các bài mới mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Thái.

Đội văn nghệ bản Sàng giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn.

Tháng 9/2022, UBND xã Chiềng Xôm đã thành lập 2 câu lạc bộ văn hoá dân tộc Thái tại bản Tông và bản Thé Dửn, thu hút trên 30 thành viên tham gia, có gia đình tất cả thành viên đều tham gia. Câu lạc bộ quy tụ các nghệ nhân, người tâm huyết giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái, như: Truyền dạy chữ Thái, nghề đan lát, thêu khăn piêu, các trò chơi dân gian... Các thành viên câu lạc bộ sẽ nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, giới thiệu quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Thái; tổ chức tập luyện các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đồng thời, kết nạp hội viên có hiểu biết và năng khiếu về bản sắc văn hóa, văn nghệ; truyền dạy cho thế hệ trẻ học tập và tham gia; xây dựng, nội quy, quy chế sinh hoạt đầy đủ, nghiêm túc.

Nhắc đến văn hóa dân tộc Thái không thể không kể đến nghệ thuật xòe Thái, là biểu tượng văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái. Ông Lò Mạnh Hải, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa dân tộc Thái bản Tông, cho biết: Ngày nay, ở các đám cưới trong bản, hay ngày lễ, tết người ta ít hát dân ca, múa xòe mà nhảy múa theo những bản nhạc sôi động. Đây là nguy cơ làm mai một đi những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Khi sinh hoạt, ngoài truyền dạy các văn hóa của dân tộc, các thành viên CLB còn duy trì luyện tập các điệu xòe, như: Xòe nâng khăn mời rượu, xòe bổ bốn, xòe tiến lùi, xòe tung khăn xòe vỗ tay múa vòng tròn, xòe vòng... và lưu truyền lại cho thế hệ trẻ thông qua thực hành trực tiếp giữa các thế hệ, giữa các thành viên.

Các đội văn nghệ biểu diễn tại chương trình ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa dân tộc Thái.

Tại liên hoan nghệ thuật quần chúng Thành phố năm 2022, xã Chiềng Xôm đã huy động 35 diễn viên quần chúng tham gia và đã đoạt giải nhì; huy động 115 diễn viên quần chúng và cán bộ, công chức xã tham gia vòng xòe đoàn kết tại chương trình khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022; huy động 100 diễn viên quần chúng của 10 bản trên địa bàn xã tham gia Lễ Vinh danh “Nghệ thuật xòe Thái” được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La năm 2022.

Thời gian tới, xã Chiềng Xôm tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá văn hoá, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ; tích cực hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống; tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân... góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.