Bánh chưng của đồng bào dân tộc Thái

Mỗi dịp tết đến, xuân về, trên mâm cơm của mỗi gia đình đều có bánh chưng truyền thống. Ở Sơn La, bánh chưng của đồng bào dân tộc Thái là bánh ống tròn và bánh gù (giống hình mái nhà). Những chiếc bánh chưng thơm dẻo không đơn thuần là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực, mà còn gắn liền với đời sống tâm linh, phong tục tập quán trong việc đón tết cổ truyền của đồng bào Thái.

Đồng bào dân tộc Thái gói bánh chưng ngày tết.

Thông lệ, vào ngày 27, 28 tết, các gia đình dân tộc Thái lại háo hức chuẩn bị làm bánh chưng tết. Để có những chiếc bánh chưng thơm ngon, bà con chọn những chiếc lá dong xanh, gạo nếp nương tròn mẩy, đậu nho nhe hoặc đỗ xanh, thịt lợn ba chỉ ướp gia vị vừa miệng. Tùy thuộc vào tập quán sinh hoạt, người Thái ở mỗi địa phương sẽ sử dụng một trong hai loại bánh trên để dâng lên tổ tiên vào dịp tết. Với đồng bào dân tộc Thái ở Thành phố, Sông Mã thì gói cả bánh chưng gù và bánh chưng ống tròn, nhưng ở các huyện Quỳnh Nhai, Yên Châu chỉ gói bánh chưng gù, Phù Yên gói bánh ống tròn...

Ông Lò Văn Lả, tổ 7, phường Tô Hiệu, Thành phố, cho biết: Bánh chưng ngày tết được đồng bào dân tộc Thái làm tỉ mỉ, cẩn thận, vừa để cúng ông bà, tổ tiên, vừa dạy con, cháu về truyền thống gói bánh chưng ngày tết. Ngày xưa, thời phong kiến thuộc địa, cuộc sống khó khăn nên bánh chưng của dân tộc Thái không có nhân, từ khi được giải phóng khỏi ách nô lệ, cuộc sống đủ đầy hơn, bánh chưng đã có nhân đậu nho nhe, đậu xanh và thịt lợn.

Để gói bánh chưng ống tròn, người gói xếp 2 chiếc lá dong đều lên nhau, rải gạo nếp và nhân bánh theo chiều dài của lá. Sau đó, kéo 2 mép lá vào nhau và gập các mép cho đều, không gói quá chặt tay, cũng không quá lỏng để khi luộc bánh không bị nứt, rồi cắt bớt đầu lá, lấy lạt buộc cố định theo chiều dọc và buộc lạt ngang thành các đốt là chiếc bánh được hoàn thành.

Bánh gù gói giống bánh ống tròn, nhưng khác ở phần giữa thân bánh hơi gù lên. Thường bánh được gói từ 0,5-1kg gạo. Để bánh thơm dẻo, trước khi luộc, bánh ngâm với nước lã từ 15 đến 20 phút. Thời gian luộc bánh tùy thuộc vào kích thước bánh to hoặc nhỏ, kéo dài từ 5 đến 12 giờ đồng hồ, đủ lửa để nồi bánh sôi đều, không để nồi bánh bị thiếu nước, khi bánh chín vớt ra lau cho sạch vỏ ngoài của bánh.

Được thưởng thức món bánh chưng gù và bánh ống tròn của đồng bào dân tộc Thái, chị Bùi Thị Oanh (Hà Nội), chia sẻ: Những ngày du xuân ở Sơn La, tôi được thưởng thức món bánh chưng của đồng bào dân tộc Thái. Mùi thơm của lá dong, vị dẻo của gạo nếp nương, béo ngậy của nhân thịt, đỗ xanh thật khó quên. Đặc biệt là bánh chưng nhân đậu nho nhe rất đặc trưng, mang lại cảm giác lạ miệng cho người thưởng thức.

Trên mâm cơm ngày tết của đồng bào dân tộc Thái không thể thiếu bánh chưng, khách đến nhà cũng được gia chủ mời ăn bánh chưng để tỏ lòng hiếu khách và hơn hết, bánh chưng còn là biểu tượng của sợi dây gắn kết tình thân trong mỗi gia đình khi tết đến, xuân về.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.