Bản Áng giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Đến bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu thật ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, gắn với những nét độc đáo về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trong phát triển du lịch cộng đồng (homestay), thu hút du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm.

                                 

Lễ hội Hết Chá bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu). 

           

Dạo một vòng nơi đây đẹp như bức tranh với những nếp nhà sàn truyền thống. Cánh rừng thông bản Áng rộng hơn 50 ha có hồ nước trong xanh được ví như Đà Lạt thu nhỏ ở Tây Bắc. Bản hiện có 347 hộ, gần 1.300 nhân khẩu với 5 dân tộc: Thái, Kinh, Mường, Sinh Mun, Dao cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc Thái trắng chiếm đa số và vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống với những điệu xòe thôi thúc mời gọi, những làn điệu dân ca Thái cổ và đặc biệt là Lễ hội Hết Chá được tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan và trải nghiệm.

           

Theo người già ở bản Áng, Lễ hội Hết Chá đã có từ lâu đời, trải qua nhiều thế hệ. Đến năm 1964, đế quốc Mỹ phát động chiến tranh bằng không quân bắn phá miền Bắc, nhân dân phải sơ tán vào lũng, do điều kiện kinh tế, nhân lực phải tập chung cho miền Nam đánh Mỹ, từ đó, Lễ hội Hết Chá không được duy trì. Đến năm 2005, với sự quan tâm của các cấp, các ngành hỗ trợ phục dựng trở lại và được chọn tổ chức từ ngày 26-28/3 dương lịch hằng năm dưới gốc đa đầu bản, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.

           

Nghệ nhân Vì Văn Phịnh, bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu) thổi sáo trúc.

           

Nghệ nhân Vì Văn Phịnh, người đóng vai hề chính trong Lễ hội Hết Chá ở bản Áng, cho biết: Lễ hội Hết Chá được đón Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2016; đây là lễ hội tạ ơn đất trời, tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bày tỏ lòng biết ơn với thầy mo, người mà bà con trong bản vẫn thường nhờ cậy mỗi khi đau ốm... Lễ hội có 2 phần: Phần lễ và phần hội; trong đó, phần hội được người xem thích nhất với các trò diễn gồm: Trâu cày; thi nấu canh trứng; đi xúc cá... Sau mỗi trò diễn, các nghệ nhân và đội múa lại chung tay trong vòng xòe đoàn kết, trong tiếng nhạc rộn ràng của chiêng, trống...

           

Cùng với đó, bản Áng còn lưu giữ nhiều nghề truyền thống như: Đan lát, dệt thổ cẩm. Từ đôi bàn tay khéo léo của các cô gái Thái xinh đẹp, cần cù đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, hoa văn tinh tế, đa dạng, nhiều màu sắc. Du khách đến bản Áng sẽ được tham quan, trải nghiệm cảnh đẹp, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu về con người và văn hóa Thái với những hoạt động múa, hát, dệt, thêu thổ cẩm, nhuộm vải truyền thống...

           

Chị Lưu Hương Giang, du khách đến từ quận Hoàng Mai (Hà Nội), chia sẻ: Đến bản Áng, tôi được trải nghiệm ở nhà sàn, nằm đệm bông gạo, thưởng thức các món đặc sản địa phương, như: Rượu cần, cơm lam, cá nướng, bê chao, xôi tình yêu, các món ăn từ rau rừng... Tối đến còn được xem múa, nghe hát và được cùng bạn bè, bà con dân bản nắm tay trong vòng xòe đoàn kết, tạo sức hấp dẫn diệu kỳ.

           

Ông Hoàng Văn Cảnh, Trưởng bản Áng, nói: Với nét văn hóa đặc sắc, mỗi năm bản Áng thu hút hằng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và trải nghiệm. Trong bản hiện có hơn 70 hộ làm du lịch cộng đồng (homestay); có Hợp tác xã du lịch bản Áng với 24 thành viên. Bản có 16 đội văn nghệ chuyên múa, hát phục vụ các đoàn khách du lịch. Nhờ phát triển du lịch cộng đồng mà thu nhập bình quân đầu người ở bản năm 2020 đạt 42 triệu đồng/người/năm.

           

Với vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, cùng với việc lưu giữ và phát triển những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, kết hợp với sự sáng tạo trong cách làm du lịch homestay đã tạo nên sức hấp dẫn của bản Áng đối với du khách. Huyện Mộc Châu đang kêu gọi và có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư để phát triển du lịch. Tin tưởng trong tương lai, khu du lịch bản Áng sẽ hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch hơn nữa.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.