“Ranh giới” - VTV Đặc biệt: Chấn động và đầy cảm xúc

Dài hơn 50 phút, bộ phim tài liệu “Ranh giới” của chương trình VTV Đặc biệt đã khiến khán giả xúc động và ám ảnh bởi sự chân thực, mô tả cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt của các nhân viên y tế trước căn bệnh khủng khiếp nhất hiện nay: Covid-19.

Cảnh trong phim "Ranh giới".(Ảnh: VTV)

Bối cảnh là khu K1 - tầng 5 của Bệnh viện Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh), khu vực đặc biệt, nơi tiếp nhận và điều trị các sản phụ là bệnh nhân Covid-19 nặng ở tầng cuối cùng.

Khoa cấp cứu, nơi không phân biệt ngày và đêm, chỉ có âm thanh từ những thứ máy móc duy trì sự sống cho người bệnh, tiếng leng keng của những chiếc bình oxy va đập vào nhau khi di chuyển. Những bóng áo bảo hộ trắng, xanh của các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh hối hả đi lại bất kể đêm hay ngày… Những cuộc điện thoại đến và đi từ chiếc máy bàn. Bức tranh hiện thực nhất, trần trụi nhất đã được dựng lên từ đây.

“Ranh giới”: Chấn động và đầy cảm xúc -0 Các bác sĩ đang ép tim để cứu bệnh nhân. (Ảnh: VTV)

Các nhà làm phim không sử dụng cách làm phim thông thường, mà để nhân vật tự kể, cùng những âm thanh thực tế. Những ca nguy kịch, những ca trở nặng, những cú điện thoại gấp gáp… tất cả tự nói lên câu chuyện của mình. Toàn bộ bộ phim, khung hình nào, lời thoại nào cũng ám ảnh.

Câu chuyện một sản phụ bệnh nặng không có máy thở, các nhân viên y tế phải thay nhau bóp bóng 2 ngày trời, khi có người chuyển đi mới có được máy thở. Cú điện thoại bác sĩ gọi về cho người nhà thông báo tạm dừng thai kỳ để giữ tính mạng của người mẹ. Những giọt nước mắt bấn loạn, đau xót và tuyệt vọng của người cha khi nhận lại đồ đạc của cô con gái là thai phụ, trốn gia đình vào bệnh viện. Ánh mắt thẫn thờ của các bác sĩ khi bệnh nhân tuột khỏi tay mình, rơi vào bàn tay tử thần. Sự hoảng sợ tột độ của thai phụ khi nói chuyện với người thân trước khi được các bác sĩ đặt nội khí quản…

“Ranh giới”: Chấn động và đầy cảm xúc -0 Cảnh trong phim. (Ảnh: VTV)

Chiếc điện thoại bàn, vật dụng ít còn được sử dụng ngoài cuộc sống hiện nay, lại là thứ đồ vật không phải vật tư y tế được các bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng nhiều nhất, theo những hình ảnh trong bộ phim. Thông qua chiếc điện thoại, người xem hiểu được những lo lắng của các y bác sĩ, sự thiếu thốn về nhân lực, về vật tư y tế, thậm chí cả những việc mà họ chưa biết phải làm như thế nào (liên hệ với gia đình bệnh nhân đã qua đời để bàn giao tài sản, đồ đạc…).

Qua những cuộc trò chuyện của các bác sĩ, nhân viên y tế, người xem được biết rằng, trước đây số lượng bình oxy khoa dùng chỉ 1 bình/ngày, còn bây giờ là 50 bình/ngày. Dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng đến chính bệnh viện khi nhiều nhân viên y tế, kỹ thuật viên bị nhiễm Covid-19. Trước đây tổ kỹ thuật viên bệnh viện là 12 người thì có 10 người bị nhiễm, chỉ còn hai người thay phiên nhau trực ngày và trực đêm, thay hàng chục bình oxy cho cả khoa.

Các y bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh… trong bộ phim trở thành những siêu nhân thực sự giữa đời thường.

Thiếu máy thở, thiếu bình oxy, họ nghiên cứu tự tạo hệ thống dẫn oxy lỏng. 1-2 giờ sáng, trong bộ đồ bảo hộ bít bùng giữa trời hè nóng nực, kính bảo hộ mờ nhòa lấm tấm hơi nước, họ dỗ dành, động viên, thậm chí năn nỉ bệnh nhân gắng sức trong từng hơi thở: “Tất cả mọi việc ở đây có các bác sĩ lo, việc của em chỉ là cố gắng thở thôi”, “Ráng thở đi chị, tốt lắm, SPO2 lúc nãy thấp, giờ lên rồi nè”, “Thở đi em, thở đi còn về với con”…

Ở bất kỳ giờ giấc nào, nếu có bệnh nhân trở nặng là họ lại khẩn trương, hối hả giành giật từng hơi thở, nhịp tim của bệnh nhân. Với những bệnh nhân đang dần hồi phục, họ kiêm luôn cả công việc chăm sóc, động viên như người nhà: dỗ dành, buộc tóc, xúc ăn, cho uống nước…

“Ranh giới”: Chấn động và đầy cảm xúc -0 Một em bé mới chào đời. (Ảnh: VTV)

Cả bộ phim 50 phút tràn ngập những cảm xúc: từ tuyệt vọng, hy vọng, đau khổ, mừng vui, hạnh phúc… Cái chết và sự sống đan xen, sự hồi sinh nảy mầm từ cái chết… Tất cả chỉ cách nhau một ranh giới mong manh. Những cảm xúc này đã lấy đi nước mắt và nụ cười của người xem qua từng khuôn hình.

Ở những thước phim cuối, các nhà làm phim theo chân một nhân viên y tế của K1 nhiễm Covid-19 phải đi điều trị, và ở đó, người xem được thấy sự đau đáu, khắc khoải trong đôi mắt chị khi chỉ mong muốn được thật nhanh về làm việc lại, bởi “công việc hằng ngày của bệnh viện rất là nhiều, nhiều dữ lắm”.

Được biết, bộ phim được ê kíp thực hiện vào tháng 7/2021. Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cùng bốn đồng nghiệp chia làm hai kíp sản xuất, một nhóm vào tác nghiệp tại các bệnh viện dã chiến. Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và nhà quay phim Viết Phong tác nghiệp tại khu K1 - Bệnh viện Hùng Vương. Nhóm làm phim có 21 ngày tác nghiệp trong vùng dịch, trong đó hầu hết thời gian là ở khu K1. 

Bộ phim lên sóng VTV1 tối 8/9 và ngay lập tức đã nhận được những phản hồi tích cực từ đông đảo khán giả. Lần đầu tiên khán giả thấy được ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, thấy được sự nguy hiểm khủng khiếp của SARS-CoV2, và thấy được những vất vả, khó nhọc, những hy sinh vô bờ bến của các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. Phim gây sốc, nhưng phim cũng khiến cho khán giả hiểu được, để có được sự bình yên cho mỗi người, là những cuộc chiến và những hy sinh không hề nhỏ của nhiều người.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.