Trăn trở Mường Men

Mường Men trong tiếng của người dân tộc Thái có nghĩa là vùng đất nằm sâu trong núi, là một trong những xã vùng 3 còn nhiều khó khăn của huyện Vân Hồ.

Tuyến đường nội bản Suối Van chưa được cứng hóa, giao thông đi lại khó khăn.

Tỷ lệ hộ nghèo cao, mức sống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã, vì vậy đến thời điểm này, Mường Men mới đạt 5/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Chúng tôi về xã để được hiểu thêm về vùng đất, con người Mường Men, cũng như những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới nơi đây. Đúng như tên gọi của xã, Mường Men nằm sâu trong thung lũng, xung quanh là đồi, núi, bốn phía giáp với các xã: Chiềng Khoa, Lóng Luông, Chiềng Yên và Quang Minh. Đường từ Mường Men đến các xã bạn đều là đèo dốc, chỉ duy nhất đến Chiềng Khoa là đường rải nhựa, còn lại đều là những con đường mòn chỉ đi được trong mùa khô. Cùng với đó, bốn tuyến đường nội xã cũng chưa được bê tông hóa, nên chỉ riêng việc đi lại đã nhiều khó khăn, chưa kể đến việc vận chuyển nông sản, vì mùa nắng thì bụi, còn mùa mưa lại lầy lội. Cũng không quá bất ngờ khi chúng tôi thấy trụ sở UBND xã là hai dãy nhà lắp ghép được dựng tạm để cán bộ, công chức xã làm việc.

Mường Men có trên 4.400 ha đất tự nhiên, trong đó gần 800 ha đất sản xuất nông nghiệp, phần lớn là đất đồi đã bạc màu. Xã có 425 hộ dân sinh sống ở 8 bản, đời sống của người dân phụ thuộc vào cây trồng trên nương, nhưng trong sản xuất lại chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất đạt thấp, trong đó 61 ha lúa nương năng suất đạt 1,5 tấn/ha; 400 ha trồng ngô, năng suất 4 tấn/ngô bắp/ha… Chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm chăn nuôi chưa nhiều. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo của Mường Men là 69,5%, là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Vân Hồ. Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn của xã trong xây dựng nông thôn mới, ông Lò Văn Huyên, Bí thư Đảng ủy xã Mường Men, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã, trăn trở: Do mức sống thấp nên việc vận động nhân dân đóng góp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là bê tông hóa đường giao thông nông thôn là bài toán nan giải. Để giải quyết được vấn đề này, xã xác định, trước hết phải nâng cao được mức sống cho bà con qua việc thay đổi tập quán sản xuất, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, xã đã tổ chức nhiều cuộc họp với ban quản lý các bản để bàn bạc, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã.

Cũng qua câu chuyện với Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi được biết, các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã thường xuyên về các bản để tuyên truyền cho bà con về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. Đồng thời, vận động bà con phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Mốc đánh dấu việc thay đổi phương thức sản xuất ở xã đó là, năm 2016 bà con ở các bản đã chuyển đổi 10 ha cây trồng trên nương năng suất thấp sang trồng cây nhãn chín muộn. Cùng với đó, toàn xã còn trồng được 52 ha cây xoan trên diện tích đất lâm nghiệp...

Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng từ năm 2016, phong trào làm đường giao thông nội bản bắt đầu được triển khai ở các bản: Khà Nhài, Nà Pa, bản Trột... Ở mỗi bản có cách làm khác nhau trong việc vận động người dân góp công, góp sức để làm đường. Đơn cử như ở Suối Van, qua tuyên truyền, vận động người dân đã đóng góp gần 100 triệu đồng và hàng chục ngày công lao động để hoàn thành 100 m đường bê tông. Ông Hà Văn Trần, Trưởng bản Suối Van, phấn khởi: Trước khi làm đường, Ban Quản lý bản đã tổ chức họp toàn bản để thống nhất mức đóng góp tiền và ngày công làm đường. Khi thi công, tổ giám sát có mặt thường xuyên để bảo đảm chất lượng công trình; các nhóm hộ tham gia thi công theo từng ngày trên từng đoạn đường... Do “được bàn, được làm và được giám sát” nên bà con tích cực tham gia làm đường. 100 mét đường bê tông chỉ trong 3 ngày thi công đã hoàn thành.

Đến nay, Mường Men mới bê tông được 500 m đường nội bản, tuy không nhiều nhưng xã và ban quản lý các bản đã có được những kinh nghiệm trong việc vận động nhân dân tham gia làm đường. Vì vậy, năm 2017, xã đã đăng ký với huyện bê tông 1,5 km đường giao thông tại các bản Suối Van, Nà Pa, Khà Nhài... Tin rằng cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con ở các bản vượt lên những khó khăn tiếp tục đóng góp công sức, tiền của làm đường, phấn đấu đến hết năm 2022, Mường Men đạt tiêu chí về đường giao thông nông thôn.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã quyết nghị thông qua Nghị quyết số 477/NQ-HĐND về việc điều chỉnh, giao dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2025 cho các cơ quan đơn vị khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.
  • 'Giữ vững thế trận lòng dân

    Giữ vững thế trận lòng dân

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đứng chân trên địa bàn biên giới, gồm các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, Đồn Biên phòng Mường Lèo luôn thực hiện tốt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, tập trung vận động nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” nơi phên dậu Tổ quốc.
  • 'Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Xã hội -
    Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vào ngày 15/5/1941 với 5 đội viên đầu tiên, do chiến sĩ giao liên anh hùng Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng) làm Đội trưởng. Suốt những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm sóc và rèn luyện, dẫn dắt ngày càng phát triển vững mạnh, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • '“Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    “Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    Kinh tế -
    Giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm quả chính vụ, nông dân huyện Sông Mã tích cực học tập, áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả trái vụ, rải vụ thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • 'Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Kinh tế -
    Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Sơn La tập trung xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Đây là bước đi chiến lược, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.