Mường Men nỗ lực thoát nghèo

Xã Mường Men (Vân Hồ), hiện có 8 bản, với 430 hộ dân, 1.834 nhân khẩu, 2 dân tộc Thái, Kinh cùng sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 68%. Do đường giao thông cách trở, đất nông nghiệp chủ yếu là đất đồi núi khó canh tác, nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Song điều ghi nhận là, những năm qua, nhân dân trong xã đã nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Mô hình trồng chanh leo ở bản Khà Nhài, xã Mường Men (Vân Hồ) phát triển sinh trưởng tốt.

Ông Vì Văn Triền, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Để giúp nhân dân trong xã phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xã đã chỉ đạo các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế. UBND xã đã tổ chức các cuộc họp bàn với các trưởng bản tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây ăn quả thay thế các cây lương thực năng suất thấp như: Ngô, lúa nương, sắn... Riêng năm 2017, UBND xã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vân Hồ tổ chức 11 lớp tập huấn kỹ thuật gieo cấy lúa, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh leo, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” cho 450 lượt người. 8 tháng đầu năm nay, đã có một số hộ dân ở các bản trồng cây ăn quả, như: Mô hình trồng 3 ha xoài, bơ ở bản Uông; 3 ha xoài ở bản Cóm; 3 ha chanh leo ở bản Khà Nhài... nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn xã lên trên 40 ha.

Cùng với phát triển trồng cây ăn quả, xã đã vận động bà con đầu tư chăn nuôi theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, nhân dân đã trồng hơn 12 ha cỏ voi; dự trữ rơm rạ khô cho gia súc ăn thêm vào mùa đông; thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Nhờ vậy, đàn vật nuôi của xã hiện có 1.862 con trâu, bò; 66 con dê, 800 con lợn trên 2 tháng tuổi và gần 12.600 con gia cầm.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, từ nguồn vốn của Chương trình 135 đã hỗ trợ 5.453 giống cây xoài ghép cho các hộ nghèo trong xã; Chương trình 102 hỗ trợ 876 kg muối i-ốt và gần 6 tấn phân bón cho các hộ nghèo chăm sóc các loại cây trồng.

Là bản đi đầu trong chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc của xã Mường Men, trước đây, đời sống của bà con bản Khà Nhài chủ yếu là trồng ngô, lúa nương. Được xã tuyên truyền, vận động nhiều hộ dân đã đăng ký trồng cây ăn quả trên diện tích đất trồng ngô, sắn năng suất thấp. Anh Vì Văn Vượng, Phó trưởng bản Khà Nhài cho biết: Bản có hơn 40 ha đất nông nghiệp, hiện đã trồng trên 10 ha cây ăn quả, gồm: Mận hậu, cam, bưởi, bơ, nhãn, chanh leo... trong đó, hơn 3 ha chanh leo được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc. Thời gian này, bà con đang thu hoạch chanh leo, với giá bán trung bình trên 20.000 đồng/kg, góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống. Năm 2017, bản có 32 hộ thoát nghèo.

Trên bước đường phát triển, Mường Men còn nhiều khó khăn, song người dân ở đây đã và đang đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế. Để thoát nghèo bền vững, Mường Men rất mong được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông từ trung tâm xã đi các bản; tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi; tăng cường chuyển giao kỹ thuật để áp dụng vào thực tế sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

A Trứ (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.