Chiềng Khoa xây dựng nông thôn mới

Là xã chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Vân Hồ, đến nay, xã Chiềng Khoa đã đạt 11/19 tiêu chí; hiện, xã đang huy động mọi nguồn lực để thực hiện các tiêu chí còn lại.

 

Một góc bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa (Vân Hồ).

Xã Chiềng Khoa có trên 6.000 ha đất tự nhiên, gồm 13 bản, với gần 2.000 hộ dân, thuộc 4 dân tộc: Kinh, Thái, Dao, Mường cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số. Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, qua đó tích cực tham gia bằng các việc làm cụ thể, như hiến đất, góp công lao động, góp vật liệu xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống mương thủy lợi, xây dựng nhà văn hóa bản… Chia sẻ với chúng tôi về quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã, ông Hoàng Hiếu Thân, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các tiêu chí khác, nên xã đã chỉ đạo các bản vận động bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập, góp phần xóa nghèo bền vững.

Được biết, Chiềng Khoa hiện có 350 ha cây chè, đây là cây trồng chủ lực của xã, năng suất đạt từ 8-10 tấn chè búp tươi/năm, với giá bán trung bình là 5.000 đồng/kg chè búp tươi, đã mang lại thu nhập ổn định cho người trồng chè. Cùng với đó, thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, đến nay xã đã trồng được trên 100 ha cây ăn quả, gồm: Bơ, xoài, bưởi, nhãn chín muộn… trong đó 1/3 diện tích được chuyển đổi từ diện tích trồng ngô. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân trong xã thực hiện thâm canh tăng vụ qua việc trồng các loại đậu, đỗ và rau sạch xen canh trên diện tích đất ruộng để tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác. Nhờ vậy, đời sống người dân trong xã từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 24% năm 2017.

Đến thời điểm này, Chiềng Khoa còn 8 tiêu chí về nông thôn mới chưa hoàn thành, trong đó có tiêu chí về giao thông, thủy lợi, môi trường, trong khi đó, đợt mưa lũ cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua xã lại bị thiệt hại khá nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó, thiệt hại hơn 34 ha lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả; 30m kênh mương thủy lợi; 120m đường nội bản và 100m đường nội đồng bị sạt lở và vùi lấp... Việc khắc phục hậu quả thiên tai đã và đang được khẩn trương thực hiện, với mục tiêu không để ảnh hưởng của mưa lũ làm chậm tiến độ xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các tổ chức đoàn thể xã, chi bộ, ban quản lý các bản và trung đội dân quân tự vệ tích cực hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất, nhất là cải tạo diện tích đất ruộng ở những bản bị ảnh hưởng không lớn; huy động nhân lực sửa chữa các tuyến đường giao thông nội bản, bảo đảm việc đi lại và vận chuyển hàng nông sản; khơi thông, củng cố lại các đoạn mương thủy lợi bị vùi lấp để bảo đảm nước tưới tiêu cho đồng ruộng; trồng lại diện tích cây ăn quả, cây chè bị hư hỏng...

Chúng tôi đến bản Nà Chá để nắm bắt tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân sau hơn 1 tháng xảy ra mưa lũ. Dừng chân tại thửa ruộng rộng hơn 2.000m² của gia đình ông Vì Văn Út, một trong những hộ gần như mất trắng diện tích lúa mùa. Ông Út nói: Ngoài 2.000m² ruộng lúa bị cát vùi lấp, gia đình còn bị sạt lở một phần diện tích cây chè mà hằng năm cho thu hoạch gần 3 tạ chè búp tươi và 530m² ao cá. Đến nay, gia đình tôi đã cơ bản hoàn thành việc cải tạo lại đồng ruộng, vét bùn ở ao, hiện đang tiến hành trồng lại diện tích chè bị hỏng. Dù bị thiệt hại nặng nề, nhưng ông Út vẫn lạc quan: Gia đình sẽ cố gắng khôi phục sản xuất, tin rằng vụ năm sau sẽ được thu hoạch bù.

Không chỉ ở bản Nà Chá mà đến bản nào trong xã chúng tôi cũng nhận thấy không khí lao động khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất sắp tới. Tuy nhiên, do mưa lũ làm hỏng nặng một số tuyến đường giao thông và hệ thống thủy lợi; một số diện tích ruộng bị đất, cát vùi lấp dày hàng mét, nếu chỉ huy động sức người thì khó có thể hoàn thành việc khắc phục, vì vậy Chiềng Khoa rất mong được các cấp, các ngành hỗ trợ, nhất là hỗ trợ thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, môi trường.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.