Xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới

Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, hoạt động văn học, nghệ thuật của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng và phát triển lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển văn hóa, con người Sơn La tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Giọng nữ
Hội viên Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh trao đổi kinh nghiệm sáng tác ảnh. Ảnh: PV

Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật được tăng cường. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, khuyến khích đội ngũ văn, nghệ sĩ nghiên cứu, sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật, nhiều tác phẩm đã giành giải cao trong nước và quốc tế. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp, góp phần cổ vũ các phong trào thi đua lao động, sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, tỉnh ta đã đóng góp tích cực trong việc đề nghị UNESCO công nhận nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật. Cơ chế, chính sách, công tác xã hội hóa hỗ trợ sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện phát huy tài năng, nhất là tài năng trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống còn bất cập…

Để tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể trong toàn tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc Kết luận số 84-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Tập trung đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với công tác văn học, nghệ thuật. Phát triển văn học, nghệ thuật đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, bảo đảm dân chủ, khơi dậy khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Tăng cường nguồn lực xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật; đẩy mạnh quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật; quan tâm văn học, nghệ thuật dành cho thiếu nhi, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số; khuyến khích gắn kết giữa phát triển văn học, nghệ thuật với du lịch; đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa. Chú trọng bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật, lễ hội, nghi lễ truyền thống, di sản văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh. Đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá các loại hình văn học, nghệ thuật phục vụ nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, bảo đảm có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, uy tín, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan, đơn vị văn hóa, văn học, nghệ thuật và phát triển đảng viên trong đội ngũ văn, nghệ sĩ.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Điều chỉnh hành vi ứng xử, chuẩn mực của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền tác giả và các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Tập trung thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”, gắn với triển khai hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người, giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Xây dựng Đảng -
    Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng quân đội, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Nông thôn mới -
    Sau gần 4 năm thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án, huyện Phù Yên đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
  • 'Hua Nhàn thoát khỏi khó khăn

    Hua Nhàn thoát khỏi khó khăn

    Xã hội -
    Những ngày tháng 3, chúng tôi về xã Hua Nhàn, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Bắc Yên. Địa hình đồi núi cao, khí hậu khắc nghiệt khiến Hua Nhàn khó khăn trong phát triển kinh tế. Giải bài toán thoát nghèo là thách thức, trăn trở từ nhiều năm nay của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.