Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Số hóa dữ liệu hộ tịch

Thời gian qua, các địa phương đang nỗ lực tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo bước tiến quan trọng, hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, hướng đến một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn nhân dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

Giọng nữ
Công chức Sở Tư pháp hướng dẫn công dân kê khai lý lịch trước khi nhập dữ liệu trên hệ thống phần mềm. Ảnh: PV

Số hóa sổ hộ tịch là quá trình thu thập, phân loại, scan, chụp và tạo lập các file dữ liệu hộ tịch dưới dạng file Excel từ các sổ hộ tịch gốc để thực hiện cập nhật vào Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch. Thông tin hộ tịch số hóa là các thông tin hộ tịch đã được đăng ký trước thời điểm địa phương triển khai, đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp.

Sau khi hoàn thành, các dữ liệu hộ tịch cũ sẽ được chuyển đổi vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và sẽ mang lại nhiều lợi ích, như: Khắc phục tình trạng lưu trữ cồng kềnh, bảo quản hồ sơ hộ tịch khó khăn như hiện nay; bảo đảm lưu dữ an toàn các dữ liệu hộ tịch cũ được số hóa vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Khi công dân có yêu cầu cấp trích lục hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch chỉ cần tra cứu dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, góp phần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Mặt khác, giúp công chức làm công tác hộ tịch khắc phục cách làm thủ công trong hoạt động nghiệp vụ, thúc đấy nâng cao trình độ tin học của đội ngũ này.

Ngoài ra, xóa bỏ sự lệ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu cấp trích lục hộ tịch khi người dân có thể đề nghị cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch ở bất cứ nơi nào thực hiện hoặc thực hiện việc đăng ký trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Nhờ đó, người dân giảm đáng kể chi phí, thời gian đi lại...

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chuyển đổi số và cải cách hành chính, tỉnh Sơn La chính thức triển khai Tháng cao điểm hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn địa bàn. Mục tiêu đặt ra là hoàn thiện việc nhập liệu, đồng bộ hóa và đảm bảo tính chính xác của thông tin hộ tịch trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1/3/2025 đến ngày 25/3/2025.

Trong thời gian cao điểm, các cơ quan chức năng tập trung huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ số hóa giấy tờ hộ tịch như khai sinh, khai tử, kết hôn, thay đổi cải chính hộ tịch... đảm bảo cập nhật đầy đủ vào hệ thống quản lý điện tử với tinh thần “rõ việc, rõ người, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”. Xây dựng và tạo lập Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của tỉnh, góp phần tạo lập dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, bảo đảm áp dụng thống nhất, có sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên phạm vi toàn quốc và đồng bộ các thông tin cơ bản của cá nhân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh còn hơn 285.000 dữ liệu hộ tịch chưa hoàn thành việc số hoá, số dữ liệu này thuộc giai đoạn trước năm 1998 và giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2019. Với tầm quan trọng của công tác này, các địa phương trong tỉnh đang tập trung cao độ cho việc số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn, đảm bảo theo đúng kế hoạch của Bộ Tư pháp đề ra.

Sau khi hoàn thành việc cập nhật, các dữ liệu này sẽ được chuyển vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đăng ký, quản lý hộ tịch theo Luật hộ tịch và giải quyết thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch trực tuyến, có khả năng kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan.

Lê Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Kinh tế -
    Với trên 1.600 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt hơn 20.000 tấn/năm, xã Chiềng Mung là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, nông dân trong xã đang tập trung chăm sóc nhãn, thanh long, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Thời sự - Chính trị -
    Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, quá trình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp bước đầu sẽ có một số khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương cần tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh kết nối dữ liệu, bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi.
  • 'Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Nông nghiệp -
    Trong 3 ngày (14-16/7), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp” cho cán bộ khuyến nông tỉnh, cán bộ kỹ thuật Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực trên địa bàn tỉnh; thành viên HTX và nông dân xã Mường Bú, xã Mai Sơn.
  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.
  • 'Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nông thôn mới -
    Đoàn xã Phiêng Pằn thành lập trên cơ sở sáp nhập các đoàn xã Phiêng Pằn, Nà Ớt, Chiềng Lương, có 743 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 chi đoàn. Với tinh thần xung kích, tình nguyện và trách nhiệm vì cộng đồng, các đoàn viên thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.