Phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao; quy mô mạng lưới trường lớp được sắp xếp, củng cố; cơ chế chính sách được triển khai đồng bộ. Đến nay, toàn tỉnh có 399/597 trường đạt chuẩn quốc gia; nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn được quan tâm đào tạo, phát triển.

Giọng nữ
Cán bộ Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh tư vấn cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong toàn tỉnh chưa qua đào tạo còn hơn 38,5%; nhất là thiếu lao động lành nghề, chuyên gia kỹ thuật giỏi, khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu, năng suất lao động chưa cao; chính sách thu hút nhân tài còn nhiều bất cập, chưa thực sự hấp dẫn và thu hút người tài làm việc, gắn bó lâu dài. Việc hợp tác, gắn kết giữa cơ sở giáo dục, đào tạo với doanh nghiệp, hợp tác xã còn hạn chế; khả năng thu hút người lao động tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa cao; một số ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn phát triển. Khắc phục tình trạng đó, các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học trong tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp, người lao động và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể với các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan trong công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Huy động các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động.

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung củng cố, phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, phổ thông; đổi mới phương pháp dạy và học, gắn với đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội để đầu tư cho giáo dục. Từng bước thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục; cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các cấp học.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo; kiện toàn, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở đào tạo. Phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị sử dụng lao động; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường vai trò các cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ, thi tuyển lãnh đạo quản lý; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung rà soát, thực hiện công tác đào tạo lại đối với cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt chuẩn và thực hiện tinh giản biên chế.

Đẩy mạnh thông tin thị trường lao động; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động; đặc biệt là lao động vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu; tuyển chọn, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, hợp tác xã; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường có việc làm ổn định, phù hợp với trình độ, tay nghề đã được đào tạo. Quan tâm đào tạo, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, có giải pháp phù hợp để thông tin, hỗ trợ xuất khẩu lao động.

Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển nguồn nhân lực. Phân bổ và sử dụng hợp lý ngân sách nhà nước dành cho phát triển nguồn nhân lực; khuyến khích xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực. Vận động sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã trong phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ tổ chức các chương trình đào tạo cho người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã; đào tạo một số ngành, nghề đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp tại địa phương.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Xây dựng Đảng -
    Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng quân đội, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Nông thôn mới -
    Sau gần 4 năm thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án, huyện Phù Yên đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.