Nhận thức và hành động đúng trong bảo vệ môi trường

Những năm trước đây, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến, nhất là các cơ sở chế biến, chăn nuôi, khai thác nguyên nhiên vật liệu và rác thải làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, huyện, thành phố vào cuộc quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp để lập lại trật tự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, do đó nhịp sống đã trở lại bình thường.

Nguyên nhân thì có nhiều, song vấn đề quy hoạch giữa khu đô thị, dân cư với sản xuất vẫn còn hạn chế; việc quản lý nhà nước về vấn đề môi trường và các chế tài xử lý chưa nghiêm; ý thức của người sản xuất và một bộ phận nhân dân chưa cao; công nghệ xử lý cũ, chưa phù hợp…

Câu chuyện đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; cải thiện chất lượng môi trường tại các khu vực đang có nguy cơ ô nhiễm; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, mô hình kinh tế, công cụ kinh tế hướng tới hạn chế và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế chất thải phát sinh giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Trước hết, các cấp, các ngành tập trung khai thác sử dụng hiệu quả bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngăn ngừa việc phát sinh chất thải ra môi trường. Kiểm soát, xử lý giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm; cải tạo phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng; kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội với bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế theo hướng sinh thái tuần hoàn, tăng trưởng xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa trên ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo sử dụng hiệu quả tài nguyên hướng tới đạt mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm ô nhiễm suy thoái môi trường.

Chủ động kiểm soát chặt chẽ sản xuất công nghiệp, chế biến theo hướng thân thiện với môi trường; thực hiện xanh hóa các ngành sản xuất công nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao; các khu công nghiệp sinh thái; khuyến khích sử dụng các loại nguyên liệu nhiên liệu vật liệu thân thiện với môi trường. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nông nghiệp hữu cơ; tăng cường tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và các loại kháng sinh trong trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Phát triển đô thị bảo đảm không gian xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh chống chịu với biến đổi khí hậu. Phát triển các mô hình khu dân cư truyền thống kiểu mẫu xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp lồng ghép thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Thực hiện phân vùng môi trường, định hướng các hoạt động phát triển kinh tế phù hợp, thiết lập các cơ chế kiểm soát ngăn chặn các hoạt động phát triển gây hại đến môi trường. Chú trọng đánh giá các dự án mới theo mức độ tác động đến môi trường ngay từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư để kiểm soát, nhất là nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ về giấy phép và kết quả đánh giá tác động môi trường. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chủ động phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường.

Tăng cường quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; xử lý nước thải; kiểm soát, quản lý bảo vệ môi trường nước và các lưu vực sông; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; phục hồi các khu vực bị ô nhiễm hóa chất tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tiếp tục giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý bền vững. Ngăn chặn sự suy giảm các loài và nguồn gen; chủ động bảo vệ môi trường để góp phần nâng cao năng lực thích ứng và biến đổi khí hậu.

Minh Khánh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Nậm Lạnh là xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Sốp Cộp. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng yếu kém; trình độ dân trí chưa đồng đều, nhiều người chưa biết đọc, biết viết; nhiều bản chưa có đảng viên, chưa có chi bộ. Một số bản có chi bộ, nhưng lại thiếu đảng viên trẻ, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng cao, như Bánh Han, Kéo Vai, Hua Lạnh...
  • 'Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên đã tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp nghề; phối hợp tổ chức ngày hội việc làm, giúp người lao động được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với điều kiện, khả năng, trình độ của bản thân.
  • 'Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Quốc phòng -
    Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Bước vào đợt tuyển quân năm 2025, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được cấp trên giao.
  • 'Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ, Đoàn Thanh niên Công an huyện Vân Hồ luôn phát huy vai trò xung kích vì cuộc sống cộng đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ công an vì nhân dân phục vụ.
  • 'Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Kinh tế -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, thành phố Sơn La đã khuyến khích các hộ nông dân liên kết thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ các hợp tác xã đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • 'Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Xã hội -
    Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, nâng cao thu nhập cho nhân dân.