Đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Sau 12 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền; cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng lên. Công tác đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, lao động nữ và các đối tượng chính sách được quan tâm.

Giọng nữ
Lớp kỹ thuật hàn tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La.

Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước được kiện toàn và phát triển theo hướng hiện đại, chuẩn hóa. Nguồn lực đào tạo nghề được đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách của tỉnh. Các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh đã tích cực tham mưu cho tỉnh chỉ đạo triển khai chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo nghề gắn với rèn kỹ năng, gắn kết các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được thực hành, bảo đảm có tay nghề thành thạo từ khi đang học.

Công tác đào tạo nghề cơ bản phù hợp với nhu cầu người học, gắn với phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Chương trình giảng dạy bảo đảm “lý thuyết đi đôi với thực hành”, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động, giúp học viên dễ hiểu, dễ áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tế để tìm kiếm việc làm. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt trên 60%; sau học nghề, đa số lao động có việc làm, năng suất lao động, thu nhập ổn định. Kết quả đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; chất lượng đào tạo nghề còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số. Các điều kiện phục vụ công tác đào tạo nghề còn bất cập; hoạt động hỗ trợ sau học nghề chưa được triển khai hiệu quả. Việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; trước hết, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới toàn diện, chuẩn hóa nội dung đào tạo. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng về đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn. Coi trọng thực hành, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đối số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của địa phương; phát huy tính chủ động của người học, gắn kết đào tạo nghề với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư vấn nghề. Tăng cường đào tạo lại nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc.

Các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát. Nghiên cứu, triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030, gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Quan tâm đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS chuyển sang học nghề; khuyến khích vừa tổ chức học nghề, kết hợp học văn hóa phổ thông. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn.

Tuyên truyền, nhân rộng những mô hình hay, điển hình tốt sau học nghề. Thực hiện hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế tập thể khu vực nông thôn. Triển khai các chương trình, đề án đào tạo, đào tạo lại; hỗ trợ người lao động sau học nghề có việc làm, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.

Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Xây dựng mô hình điểm đào tạo nghề phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên các nghề trong lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Xây dựng Đảng -
    Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng quân đội, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Nông thôn mới -
    Sau gần 4 năm thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án, huyện Phù Yên đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.