Trợ giúp pháp lý về Luật Hôn nhân và Gia đình

Câu hỏi tình huống:

Vợ chồng tôi lấy nhau và sinh được con đầu hơn 1 tuổi. Hiện tại, tôi đang mang bầu cháu thứ 2 được 3 tháng, nhưng gia đình tôi xảy ra mâu thuẫn. Chồng tôi đòi ly dị, nhưng chưa gửi đơn ra toà. Bản thân tôi ở nhà chăm con, không có việc làm. Tôi nhận chăm con hơn 1 tuổi với điều kiện chồng tôi trợ cấp tiền nuôi con, nhưng chồng không chịu nên tôi đưa lại con cho chồng nuôi. Hiện nay, mẹ chồng và chồng tôi bắt tôi phải phá thai và nói nếu tôi cố tình đẻ thì tự nuôi. Vậy nếu tôi sinh đứa bé mà không cần chồng có trách nhiệm và muốn lấy họ của tôi thì phải làm như thế nào? Tôi sợ mẹ chồng và chồng sẽ đổi ý và giành quyền nuôi con sau khi tôi đẻ?

Trả lời tình huống:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Quy định tại Điều 51, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn cụ thể như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, chồng của bạn không có quyền yêu cầu ly hôn khi bạn đang mang thai. Tuy nhiên, nếu việc tiếp tục chung sống với chồng mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và đứa con trong bụng, thì bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn và tòa án sẽ thụ lý và giải quyết theo yêu cầu của một bên theo Khoản 1, Điều 56, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Thứ hai, về quyền nuôi con sau ly hôn

Theo Điều 81, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có qui định:

“Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại vợ chồng bạn có 1 con chung hơn 1 tuổi và bạn đang bầu cháu thứ 2 được 3 tháng. Do đó căn cứ theo qui định trên thì bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con vì con bạn dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp nếu bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì vợ chồng bạn có thể thoả thuận để chồng bạn trực tiếp nuôi con.

Thứ 3, đối với vấn đề cấp dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn

Khi ly hôn nếu người cha không trực tiếp nuôi con, thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con để đảm bảo cho cuộc sống của con và thực hiện nghĩa vụ của cha đối với con (trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác), quy định này của pháp luật nhằm bảo vệ quyền của trẻ em. Điều này được qui định tại Điều 81, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Như vậy, theo qui định trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con sẽ do bạn và chồng bạn thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Trong trường hợp bạn không trực tiếp nuôi con thì chồng bạn cũng không được phép ngăn cấm bạn gặp con bởi theo qui định của pháp luật thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền, nghĩa vụ chăm con mà không ai được cản trở. Điều này qui định rõ tại Khoản 3, Điều 81, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”

Ngoài ra tại Khoản 2, Điều 83, Luật này cũng qui định rõ: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Do vậy, dù chồng bạn trực tiếp nuôi con, bạn vẫn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Em bé trong bụng bạn sau này sinh ra, chồng bạn cũng không thể giành quyền nuôi (con dưới 36 tháng tuổi mẹ sẽ trực tiếp nuôi). Nếu sau này các con của bạn đủ 36 tuổi, mà chồng bạn muốn giành quyền trực tiếp nuôi thì chồng bạn sẽ phải nộp đơn yêu cầu toà án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn chứ không được giành và bắt con nếu chưa được sự đồng ý của bạn.

Thứ tư, đối với vấn đề khai sinh cho con sau khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 88, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam có qui định:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định”

Theo qui định trên, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con chung của vợ chồng. Do đó, khi làm Giấy khai sinh cho con, bạn phải ghi đầy đủ tên họ của cha và mẹ. Họ của con được xác định theo Khoản 2, Điều 26, Bộ Luật Dân sự 2015: Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ, hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ".

Trong trường hợp này, việc đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ phải được sự đồng ý của người cha, nếu không thỏa thuận được, họ của con được xác định theo tập quán.

Tòng Minh (Trung tâm Trợ giúp pháp lý)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.