Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Một số điểm mới của Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020

Ngày 13/11/2020, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, gồm 8 Chương, 74 Điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1. Sửa đổi, bổ sung các loại hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài

Bổ sung người lao động giao kết hợp đồng sau khi xuất cảnh vào quy định về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức trực tiếp giao kết hợp đồng lao động và quy định về việc khai báo thông tin trực tuyến (Điều 54).

2. Nhóm nội dung về minh bạch hóa quy định và nâng cao điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Về điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Bổ sung quy định “doanh nghiệp phải duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong suốt quá trình hoạt động” (khoản 2 Điều 8). Bổ sung quy định doanh nghiệp (điểm a khoản 1 Điều 10 - nội dung này trong Luật số 72 giao cho Chính phủ quy định và sử dụng thuật ngữ vốn pháp định). Sửa đổi quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Luật số 72 quy định về người lãnh đạo điều hành hoạt động). Bổ sung quy định về nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp; bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Điều 10).

- Về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp/cấp đổi/cấp lại/thu hồi giấy phép: Bỏ quy định đổi giấy phép khi thay đổi đăng ký kinh doanh (Điều 11 của Luật số 72). Bổ sung quy định về điều chỉnh thông tin trên Giấy phép khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp (Điều 13).

3. Nhóm nội dung về tuyển chọn, đào tạo lao động và chuẩn hóa nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bổ sung quy định về chuẩn bị nguồn lao động (Điều 18). Bổ sung quyền của doanh nghiệp liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết nhằm chuẩn bị nguồn lao động có chất lượng đi làm việc ở nước ngoài (điểm b khoản 4 Điều 18).

4. Nhóm nội dung liên quan đến chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài  phù hợp với thực tế thị trường, xu hướng quốc tế, bảo đảm trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động

Sửa đổi khái niệm về tiền dịch vụ và các quy định liên quan đến tiền dịch vụ (Điều 23). Bổ sung quy định về tiền dịch vụ (khoản 3 Điều 23). Bổ sung khái niệm về hợp đồng môi giới là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian về việc giới thiệu bên nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam để giao kết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 22); (khoản 2 Điều 22); (Điều 22 của Luật số 72).

5. Nhóm nội dung liên quan đến các quy định về hình thức tổ chức và mở rộng phạm vi hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước

Bổ sung quy định về “Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước” là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với người lao động và doanh nghiệp; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (Điều 66). Bỏ nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước trong nguồn hình thành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (Điều 68).

6. Nhóm nội dung liên quan đến quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ngoài các điểm mới nêu trên, Luật cũng đưa bổ sung thêm một số quy định liên quan đến việc ứng dụng công nghệ, số hóa thông tin về lao động di cư trong quản lý Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính thông qua phối hợp, liên thông giữa các cơ quan trong quản lý doanh nghiệp.

Tòng Hạnh (Sở Tư pháp)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phường Tô Hiệu tập trung phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

    Phường Tô Hiệu tập trung phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

    Phường Tô Hiệu -
    Ngày 5/7, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Tô Hiệu, chủ trì hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/7/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/7/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục 18-21 độ vĩ Bắc nối với cơn bão số 02, kết hợp với hội tụ gió lên đến mực 3.000 m hoạt động yếu. Thời tiết: Có mây, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng.
  • 'Hoạt động thông suốt, ổn định sau sáp nhập

    Hoạt động thông suốt, ổn định sau sáp nhập

    Xã hội -
    Sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La, xã vùng cao Xím Vàng chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo mọi hoạt động hành chính diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân.
  • 'Siết chặt quản lý thị trường hàng hóa

    Siết chặt quản lý thị trường hàng hóa

    Với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, nòng cốt là lực lượng quản lý thị trường, thời gian qua, trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh…, Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức của các tổ chức, cá nhân đối với việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.