Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Câu hỏi: Lợi dụng sơ hở, An và Ánh giật dây chuyền của một cặp vợ chồng đang đi dạo ở bờ hồ. Sau khi giật được dây chuyền, Ánh đưa dây chuyền cho An, thì bị người vợ giữ lấy tay An và hô hoán. Thấy vậy, Ánh chạy lại ngăn cản, kéo An ra để tẩu thoát nhưng bị người dân và công an bắt giữ. Trong trường hợp này, Ánh và An phạm tội cướp giật tài sản. Vấn đề đặt ra là về tình tiết tăng nặng, Ánh và An có phạm tội lần 2 và rơi vào tình tiết hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm không?.

Trả lời:

             

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định, hướng dẫn tại Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể:

             

“Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

             

1. Chỉ các tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

             

a) Phạm tội có tổ chức;

             

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

             

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

             

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

             

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

             

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

             

g) Phạm tội 2 lần trở lên;

             

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

             

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

             

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

             

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

             

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;

             

n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

             

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

             

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm”.

             

Căn cứ theo qui định trên thì “Phạm tội 2 lần trở lên” là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời, là một tình tiết định khung của nhiều tội trong Bộ Luật hình sự. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 quy định phạm tội hai lần được hiểu là phạm cùng một tội, từ 2 lần trở lên, nhưng những lần trước chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh đó.

             

Theo đó, xét về bản chất của tình tiết  “Phạm tội 2 lần trở lên” có các đặc điểm sau:

             

Một là, phạm tội 2 lần trở lên là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau (ví dụ: nhiều lần cướp giật, nhiều lần hiếp dâm...).

             

Hai là, nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.

             

Ba là, tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ Luật hình sự (cùng là tội cướp giật, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, cũng có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.

             

Bốn là, các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, như: Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án... và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án.

             

Năm là, nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.

             

Từ những phân tích trên, đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi thấy rằng hành động của Ánh và An chưa đủ căn cứ để kết luận hành động này thuộc vào tình tiết “phạm tội 2 lần” được. Bởi lẽ, hành động cướp giật dây chuyền được diễn ra cùng một thời điểm và được thực hiện trong 1 thời gian liên tiếp theo kế hoạch đã được Ánh và An sắp xếp từ trước. Hành động cướp giật của Ánh và An có sự liên kết với nhau, không tách ra thành 1 tội độc lập được.

             

Cũng tương tự như vậy, đối với tình tiết hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm thì hành động hung hãn theo qui định của Bộ luật hình sự 2015 được hiểu là hành vi dữ tợn, phá phách, đánh chết người để tẩu thoát và hành động này là hành vi cản trở hoạt động tư pháp của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, làm cho tội phạm mà bị cáo thực hiện khó bị phát hiện hoặc có nguy cơ khó phát hiện; còn trong trường hợp này, hành vi của Ánh là ngăn chặn 2 vợ chồng để cho An tẩu thoát và chưa phải là hành động cản trở hoạt động tư pháp nên chưa thể coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được.

             

Hơn nữa, cần lưu ý, các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng (khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015).

             

Tòng Minh (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.