Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Tích cực giúp đỡ xã vùng cao Long Hẹ

Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc phân công các ngành giúp đỡ xã vùng III, xã biên giới, xã có công trên địa bàn tỉnh, từ năm 2008 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Long Hẹ (Thuận Châu).

 

Mô hình trồng cây sơn tra của bà con bản Co Nhừ, xã Long Hẹ (Thuận Châu).

 

Long Hẹ là xã vùng cao, toàn xã hiện có gần 820 hộ với 4.360 khẩu, thuộc 5 dân tộc, gồm: Dân tộc Mông chiếm 65%, còn lại là Kháng, Thái, Kinh và Khơ Mú; đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; trình độ dân trí không đồng đều, sản xuất còn manh mún, ít đầu tư thâm canh, hiệu quả sản xuất thấp. Để giúp đỡ xã Long Hẹ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã rà soát đánh giá hiện trạng sản xuất nông, lâm, nghiệp toàn xã và đề xuất những giải pháp cần hỗ trợ trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. Trong đó, chú trọng các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, nghiệp và phát triển nông thôn, thúc đẩy sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, từng bước thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, tạo sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân.

Trung tâm đã kiện toàn, xây dựng câu lạc bộ khuyến nông tại các bản, trang bị tủ sách cùng các trang thiết bị cần thiết phục vụ người dân hội họp, sinh hoạt định kỳ, đọc sách để nâng cao kiến thức kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất. Qua đó, nhằm đưa các câu lạc bộ khuyến nông thành trung tâm giáo dục cộng đồng, giúp người dân nắm chắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến nông lâm sản hay kỹ năng kinh doanh và thị trường. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được đổi mới theo phương pháp “lấy học viên làm trung tâm” giúp người dân dễ hiểu, dễ tiếp nhận KHKT và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn các hộ tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển các cây trồng có năng suất, chất lượng cao.

Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho 17 cán bộ làm công tác thú y và trang bị 17 túi thuốc thú y cho các hộ chăn nuôi tại 17 bản, bao gồm các thiết bị cần thiết có thể phòng và điều trị một số bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm. Chỉ đạo Trạm Khuyến nông huyện cử cán bộ xuống tận xã, bản hướng dẫn nhân dân cưa đốn và ghép cải tạo vườn cây ăn quả cho 80 hộ dân; chỉ đạo cán bộ khuyến nông xã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 162 lượt người. Cùng với đó, xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, như:  Mô hình thâm canh ngô thương phẩm với diện tích 11 ha, sử dụng một số giống ngô lai mới; mô hình sử dụng giống ngô, đậu tương ngắn ngày đưa vào cơ cấu cây trồng nhằm tăng vụ; mô hình thâm canh cá ao; mô hình trồng, thâm canh cây ăn quả (cam, quýt, nhãn, xoài, trám) với 40 ha; mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc quy mô 5 ha; mô hình trồng các giống tre măng năng suất cao với diện tích 10 ha; mô hình máy sấy nông sản công suất sấy 8-10 tấn nông sản/lần; cung cấp 30 con bò cái nền được triển khai theo hình thức “ngân hàng giống” và từng bước nhân rộng trong xã, góp phần tích cực trong cải tạo đàn bò địa phương; triển khai cung cấp 7.100 con gà giống mới theo mô hình nuôi gà sinh sản an toàn sinh học. Ngoài ra, còn xây dựng 5 mô hình khuyến nông tự nguyện (mô hình trồng rau bắp cải, nuôi lợn thịt, trồng ngô có vật liệu che phủ, nuôi vịt an toàn sinh học). Các mô hình khuyến nông đã phát huy hiệu quả, được người dân đánh giá cao và nhân rộng, góp phần thúc đẩy thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và tạo sản phẩm hàng hóa; giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm còn tham gia tổ chức hội chợ, hội thi trâu, bò tại xã Co Mạ, đã góp phần giới thiệu giống trâu, bò cũng như khuyến khích các hộ nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Cùng với hỗ trợ xã Long Hẹ thúc đẩy phát triển sản xuất, Trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội từ thiện nhân dịp lễ, tết, khai giảng năm học mới, như: Tặng 100 chiếc áo, 3 đài Catset cho 3 hộ nghèo; ủng hộ 5 triệu đồng, giúp xã xây dựng bếp ăn bán trú cho học sinh; tổ chức chương trình tặng “Áo ấm cho em”, đã trao tặng 160 chiếc áo ấm và hơn 300 bộ quần áo cho các em học sinh tiểu học và THCS của xã...

Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất gắn với thực hiện các mô hình một cách toàn diện trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cũng như tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân vùng cao Long Hẹ đánh giá cao.

Minh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. 
  • 'Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Pi Toong, huyện Mường La có 15 chi bộ trực thuộc, với tổng số 444 đảng viên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình và cách làm sáng tạo về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Thị xã Mộc châu hiện có hơn 11.400 ha cây ăn quả; gần 3.000 ha rau; hơn 2.100 ha chè. Biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, mưa đá, lũ lụt… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của thị xã đã phát triển sản xuất theo hướng chủ động, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 'Mô hình ánh sáng vùng biên

    Mô hình ánh sáng vùng biên

    Quốc phòng -
    Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2020, đang góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.