Những năm qua, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đã thực hiện tốt việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trên địa bàn, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Bắt tay vào xây dựng nông thông mới, với xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, sản xuất nông nghiệp manh mún, việc huy động nguồn lực trong nhân dân còn khó khăn. Xác định được những thách thức đặt ra, Đảng ủy, chính quyền xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, phân công các đồng chí cấp ủy, các tổ chức đoàn thể, cán bộ công chức xã phụ trách và hướng dẫn các bản triển khai thực hiện các tiêu chí còn thiếu trong xây dựng nông thôn mới. Với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã, đến nay đã đạt 13 tiêu chí, diện mạo nông thôn đang chuyển biến tích cực, đời sống của người dân được nâng lên.
Khai thác tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, xã Liệp Tè (Thuận Châu) đã và đang khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng, phát triển nghề nuôi cá lồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, bảo đảm quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi. “Vướng đến đâu, gỡ đến đó” là cách làm của huyện Thuận Châu trong việc phát huy dân chủ, gắn lợi ích của người dân với dự án, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa và đúng quy định.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, bảo đảm quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi. “Vướng đến đâu, gỡ đến đó” là cách làm của huyện Thuận Châu trong việc phát huy dân chủ, gắn lợi ích của người dân với dự án, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa và đúng quy định.
Tỷ số giới tính khi sinh của huyện Thuận Châu năm 2020 rơi vào nhóm mất cân bằng cao so với mức trung bình toàn tỉnh, với 123 bé trai/100 bé gái. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dân số, cũng như công tác an sinh xã hội trên địa bàn.
Là một trong những đơn vị có sản lượng điện tiêu thụ lớn của Công ty Điện lực Sơn La, từ đầu năm đến nay, Điện lực Thuận Châu đã tập trung triển khai các biện pháp kỹ thuật, tăng cường kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định.
Đến bản Pán, xã Chiềng Ly (Thuận Châu), chúng tôi được nghe những câu chuyện về dòng họ Lường hiếu học. Nhiều người trong dòng họ Lường học tập thành đạt, trở thành cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, đã và đang phấn đấu xây dựng bản làng, quê hương ngày càng đẹp giàu.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Thuận Châu phấn đấu kết nạp trên 1.500 đảng viên. Tuy nhiên công tác phát triển đảng ở vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn do số lượng lớn đoàn viên thanh niên, hội viên các đoàn thể đều đi làm ăn xa ở các khu công nghiệp các tỉnh, thành trong cả nước, không tham gia những hoạt động, phong trào thi đua tại địa phương nên không đủ căn cứ đánh giá là quần chúng ưu tú để cấp ủy bồi dưỡng, xem xét kết nạp Đảng. Chính vì vậy tỷ lệ kết nạp đảng viên ở chi bộ thôn, bản, còn thấp. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, công tác phát triển đảng viên đang được các cấp ủy Đảng ở Thuận Châu quan tâm, chú trọng với nhiều giải pháp cụ thể.
Đến thăm những mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế của những hộ nghèo trên địa bàn huyện Thuận Châu được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi nhận thức của người dân trong tư duy phát triển kinh tế, bà con đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để đầu tư các mô hình kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhâp, xóa đói nghèo.
Là một trong những địa phương có số công dân phải thực hiện cách ly tập trung đông nhất tỉnh, huyện Thuận Châu đang quyết liệt triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối; chấn chỉnh, thực hiện nghiêm các quy định về cách ly; phòng tránh lây nhiễm chéo giữa các công dân và lực lượng đang làm nhiệm vụ tại các khu cách ly.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở huyện Thuận Châu luôn được quan tâm, triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân, mang lại hiệu quả cao, thế trận an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Chi bộ tiểu khu 2, thị trấn Thuận Châu có 26 đảng viên, được thành lập năm 2019 trên cơ sở sáp nhập Chi bộ tiểu khu 3 và tiểu khu 4. Những năm qua, cùng với tích cực quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chi bộ luôn tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
Chi bộ tiểu khu 2, thị trấn Thuận Châu có 26 đảng viên, được thành lập năm 2019 trên cơ sở sáp nhập Chi bộ tiểu khu 3 và tiểu khu 4. Những năm qua, cùng với tích cực quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chi bộ luôn tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
Những năm qua, Đảng ủy xã É Tòng (Thuận Châu) chú trọng đổi mới công tác xây dựng Đảng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trực thuộc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
Những năm qua, huyện Thuận Châu đã triển khai thực hiện đồng bộ các đề án, mô hình dân số, nhằm tăng tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại; từng bước giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, sinh con thứ ba trở lên; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng, tự nhiên..., góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2021-2025 đề ra, phấn đấu xây dựng thị trấn Thuận Châu trở thành đô thị loại IV vào năm 2025. Để thực hiện nhiệm vụ này, huyện Thuận Châu đã và đang huy động các nguồn lực phát triển đô thị theo hướng hiện đại, bền vững, phù hợp với lộ trình phát triển đô thị của tỉnh.
Năm 2020 huyện Thuận Châu có 50.308 ha rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, với tổng số tiền trên 12,2 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 trên địa bàn huyện thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua bên cung ứng dịch vụ là Ngân hàng CSXH.
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, những năm qua, Trạm Y tế xã Co Mạ, huyện Thuận Châu luôn nỗ lực, vượt lên khó khăn, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Những năm qua, Chi bộ bản Cát, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu luôn làm tốt công tác lãnh đạo các hoạt động của bản, vận động các hộ dân thực hiện đúng các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi đua phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống.