Thuận Châu hân hoan trong Ngày hội nông sản

Trời đất như thuận với lòng người, Ngày hội nông sản năm 2018 và công bố nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu”, “Khoai sọ Thuận Châu” đã diễn ra trong điều kiện thuận lợi, tiết trời mát me, ánh nắng nhẹ trên những đồng chè xanh ngát trải dài dưới chân đèo Pha Đin, cung đường huyền thoại gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm xưa.

 

Trưng sản phẩm nông sản tại Ngày hội.

Từ sáng sớm, dòng người tấp nập hướng về sân vận động của xã Phổng Lái để tham dự Ngày hội và Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu” và nhãn hiệu tập thể “Khoai sọ Thuận Châu”. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Thuận Châu sự phong phú về tài nguyên di truyền thực vật, là tiền đề hình thành nên nhiều loại giống cây trồng đặc sản đặc trưng của vùng, trong đó có khoai sọ. Khoai sọ Thuận Châu đã được đưa vào danh sách các loại nguồn gen quý của Việt Nam, cần phải được giữ gìn và phát triển. Huyện Thuận Châu hiện có 120 ha trồng khoai sọ, tập trung ở các xã: Nậm Lầu (60ha), Chiềng Ly (18 ha) và Muổi Nọi, Chiềng Bôm, Co Mạ; năng suất bình quân 12 tấn/ha, tổng sản lượng 1.440 tấn/năm. Thiên nhiên còn ưu đãi kiến tạo cho Thuận Châu những triền đồi, phiêng bãi có lợi thế cho trồng cây công nghiệp. Dưới chân đèo Pha Đin lịch sử, núi non hùng vĩ bao quanh, Phổng Lái hiển hiện vừa là địa danh vừa là tên cho sản phẩm chè có tiếng ở vùng Tây Bắc - Chè Phổng Lái. Cây chè được trồng ở huyện Thuận Châu từ những năm 1959, với giống chè Shan tuyết, chủ yếu ở khu vực xã Phổng Lái. Chè trồng tại huyện Thuận Châu có nhiều điểm khác biệt so với chè của các địa phương khác, như nước màu xanh tự nhiên, hương thơm nhẹ nhàng, vị dần ngọt sâu trong cổ họng của người thưởng thức. Với diện tích 1.073 ha chè, Thuận Châu mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 6.000 tấn chè, được xuất khẩu sang một số thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp. Trong 9 tháng đầu năm, sản phẩm chè Phổng Lái đã xuất sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) hơn 850 tấn.

Sau Lễ khai mạc ngắn gọn, trang trọng, các đại biểu và du khách đã thăm quan, thưởng thức những sản phẩm nông sản tiêu biểu của huyện Thuận Châu được trưng bày, giới thiệu tại Ngày hội. Đó là những sản phẩm chè, khoai sọ, sơn tra, nhãn chín muộn, chanh leo, sa nhân, sâm đương quy, mật ong, giống cây trồng, cá sông Đà... những nông sản được bà con nông dân các dân tộc huyện Thuận Châu ươm mầm, chăm sóc trong nhiều thập kỷ qua nay đã trở thành những nông sản tiêu biểu, có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài. Trong gian hàng của xã Mường É, chị Lường Thị Thu Hương và các thành viên trong đoàn khéo léo sắp xếp, trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của xã thật đẹp để giới thiệu cùng các đại biểu và du khách. Chị Hương chia sẻ: Chúng tôi rất háo hức trong ngày hội nông sản này và mọi người đã có sự chuẩn bị từ rất nhiều ngày qua. Cố gắng cùng với các xã, thị trấn trong huyện mang đến Ngày hội những gian hàng đặc trưng nhất của địa phương.

Trưng sản phẩm nông sản tại Ngày hội.

Hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản địa phương đã thu hút đông đảo người dân trong và ngoài huyện đến tham quan, mua sắm. Ông Lò Văn Hương, bản Nà Thái, xã Phổng Lăng năm nay đã ngoài 70 tuổi, phấn khởi nói: Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người dân chúng tôi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định để xóa đói, giảm nghèo. Các sản phẩm của các xã được trưng bày, giới thiệu đến với du khách, đại biểu là sự cổ vũ, động viên rất lớn đối với bà con nông dân chúng tôi.

Trên cánh đồng chè xanh ngút ngàn ở bản Nong Lào, xã Chiềng Pha, không khí thật hào hứng, sôi nổi với Hội thi tài năng người làm chè. 5 đội thi đến từ các xã Phổng Lái, Mường É, Chiềng Pha và Phổng Lập rực rỡ trong những trang phục dân tộc Thái, dân tộc Mông trình bày phần thi kiến thức trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế chè; các thành viên trong đội cũng đã thể hiện sự khéo léo, thuần thục của mình trong phần thi hái chè bằng tay với quy định, tiêu chuẩn khắt khe như: Hái hết các búp chè trên mặt tán chè theo tiêu chuẩn một tôm và không quá 3 lá non; búp chè không bị dập nát, không lẫn lá bánh tẻ, lá già...

Cách Hội thi tài năng người làm chè ở xã Chiềng Pha hơn 2km, tại Trường THPT Bình Thuận, xã Phổng Lái diễn ra phần thi thể thao đầy sôi động của 100 vận động viên đến từ các xã, thị trấn, tham gia thi đấu các nội dung đẩy gậy, kéo co, ném còn, và bắn nỏ. Các chàng trai, cô gái khéo léo, chính xác đưa những trái còn, mũi tên trúng đích trong sự reo hò, cổ vũ của của khán giả. Các phần thi không chỉ là sự giao lưu, gắn kết giữa các xã, thị trấn trong huyện mà còn góp phần giữ gìn tôn vinh nét đẹp truyền thống của các môn thể thao, trò chơi dân gian độc đáo của dân tộc, quảng bá những nét đẹp văn hóa  các dân tộc huyện Thuận Châu tới đông đảo du khách. Cùng thời gian tổ chức ngày hội, trong hai ngày 13 và 14/10, huyện Thuận Châu còn tổ chức các tour tham quan các đồi chè, vườn cây ăn quả, cơ sở sản xuất chè, thăm quan một số di tích lịch sử, mô hình du lịch trải nghiệm, như:  mô hình trồng cam tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel; vườn mắc ca, vườn sa nhân, sâm đương quy tại bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái; thăm đồi chè Ô long và cơ sở sản xuất chè Ô long của TNHH Trà Thu Đan tại bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái; vườn chanh leo ở bản Mô Cổng, xã Phổng Lái; nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị trấn Thuận Châu; khu di tích mái đá bản Mòn, xã Thôm Mòn; mô hình du lịch tại đèo Pha Đin...

Sau một ngày thăm quan, trải nghiệm và thưởng thức những phần thi sôi nổi, hào hứng. Các đại biểu, du khách và đông đảo bà con nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu lại tụ hội tại sân vận động của xã Phổng Lái để chứng kiến Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu”, nhãn hiệu tập thể “Khoai sọ Thuận Châu” và thưởng thức Chương trình nghệ thuật “Âm vang ngày hội” tái hiện quá trình hình thành và phát triển vùng chè; ca ngợi Đảng, Bác Hồ, con người và quê hương Thuận Châu tươi đẹp. 

Trải qua 6 thập niên xây dựng và phát triển, với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng cây chè cùng các sản phẩm nông sản tiêu biểu trên đất Thuận Châu đã và đang khẳng định vị trí vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần đưa Thuận Châu trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Sơn La. “Ngày hội Chè và các sản phẩm nông sản tiêu biểu gắn với công bố nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu” và nhãn hiệu tập thể “Khoai sọ Thuận Châu” được tổ chức thành công, đem lại nhiều cảm xúc, hân hoan của những người nông dân. Sản phẩm “Chè Phổng Lái Thuận Châu” và “Khoai Sọ Thuận Châu” đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, đó là những ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ lực, cố gắng của những người trồng chè, trồng khoai sọ trong toàn huyện, là niềm tự hào, sự động viên để nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu thi đua lao động để phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn, đặc biệt là duy trì và phát triển bền vững vùng chè, khoai sọ Thuận Châu và các vùng sản xuất nông nghiệp khác ngày càng chất lượng, hiệu quả.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.