Già làng uy tín ở bản Hốm

“Từ trước tới nay, bản Hốm không có người nghiện ma túy, không có trộm cắp; luôn đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới... Kết quả này, có công không nhỏ của già làng Lò Văn Sinh, là người có uy tín, gương mẫu, tập hợp đoàn kết bà con trong bản cùng thực hiện". Đó là nhận xét của anh Lường Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bôm (Thuận Châu).

Người đầu tiên của bản làm cán bộ

Ông Lò Văn Sinh (bên phải) hướng dẫn người dân trong bản chăm sóc cây cà phê.

Chúng tôi về bản Hốm, một bản dân tộc Kháng, ấn tượng đầu tiên là đường nội bản phong quang sạch sẽ. Ngôi nhà sàn 5 gian khang trang của Cựu chiến binh Lò Văn Sinh nằm giữa bản. Mặc dù đã 75 tuổi, mái tóc đã bạc, nhưng ông vẫn nhanh nhẹn, ánh mắt tinh anh, dễ gần.

Người cựu chiến binh với giọng đầy tự hào kể về những năm tháng trong quân ngũ: Tháng 2/1964, tôi lên đường nhập ngũ vào Tiểu đoàn 4-D4, Sư đoàn 316, tham gia chiến đấu tại chiến trường nước bạn Lào. Tham gia nhiều trận đánh ác liệt, tôi bị thương 3 lần, hiện vẫn còn vài mảnh lựu đạn trong người, lúc trái gió, trở trời lại đau, buốt. Điều mà tôi nhớ mãi là năm 1969 khi được tin Bác Hồ mất, tôi đã vinh dự được chọn tham gia đoàn của tỉnh xuống viếng Bác tại Thủ đô Hà Nội. Cảm xúc về mất mát đau thương của cả dân tộc càng khiến tôi quyết tâm học tập và công tác tốt hơn trong bước đường sau này.

Đến tháng 10/1970, ông được điều động về Ban CHQS huyện Thuận Châu công tác với quân hàm  Chuẩn úy. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1985, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy Trưởng Ban CHQS huyện Thuận Châu. Thời đó, ông là người dân tộc Kháng đầu tiên của bản Hốm nói riêng và của toàn huyện Thuận Châu nói chung thoát ly nông nghiệp làm cán bộ. Đến năm 1991, ông về nghỉ hưu tại bản Hốm với quân hàm Trung tá. Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, ông luôn vận động con cháu tích cực lao động, sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; 5 người con (3 trai, 2 gái) của ông được ăn học đầy đủ và trưởng thành. Hiện, con trai cả của ông làm Trưởng bản Hốm, con trai thứ 2 là Phó Bí thư Chi bộ bản và con trai út của ông là Trưởng Ban Trinh sát quân báo, Bộ CHQS tỉnh.

Tiên phong giúp dân tìm hướng thoát nghèo

Khi về nghỉ hưu, ông luôn trăn trở làm cách nào để bà con trong bản thoát nghèo. Với suy nghĩ để phát triển, đầu tiên phải có đường đi lại thuận lợi, nên ông đã tham mưu với Ban Quản lý bản và trực tiếp đi vận động nhân dân cùng tham gia mở đường về bản. Cùng với đó, ông vận động bà con khai phá đất trồng lúa nước, cải tạo vườn tạp và ông cũng là người đầu tiên đưa cây cà phê lên trồng thay thế cây ngô, sắn tại bản. Ông Sinh cho biết: Năm 1991, thấy khí hậu, đất đai của bản có thể trồng được cà phê, tôi đã đến xã Phổng Lái mua 500 gốc cà phê về trồng, sau 3 năm bắt đầu cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng ngô, sắn; không may năm sau bị sương muối, không nản, tôi tiếp tục khôi phục và trồng. Đến nay, gia đình đã trồng 5 ha cà phê; trong đó 3 ha đã cho thu hoạch gần hơn 20 tấn/năm; trồng 1,2 ha ngô lai, cho thu hoạch từ 7-8 tấn/năm; thâm canh gần 1 ha lúa nước 2 vụ, thu 3-4 tấn/năm; ngoài ra, còn trồng 2 ha chanh leo từ năm 2017 và 100 gốc cây sa chi, duy trì nuôi 7 con bò và hàng chục con lợn thịt, có hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi để đảm bảo môi trường... Tổng thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm.

Từ hiệu quả của mô hình trồng cà phê của gia đình, ông đã vận động nhân dân trong bản chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng cà phê. Hiện, cây cà phê đang là cây chủ lực của nhân dân bản Hốm với 46 ha. Ông còn tích cực vận động gia đình và bà con trong bản trồng 4 ha chanh leo, gần 1 ha sa chi… Với vai trò là hội viên cựu chiến binh, là già làng uy tín của bản, ông không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế mà còn tích cực vận động nhân dân hưởng ứng xây dựng nông thôn mới, đổ bê tông đường giao thông nội bản, chỉ tính riêng từ tháng 7 đến nay, cả bản đã đóng góp làm 650 m đường bê tông; giáo dục con cháu, nhất là thế hệ trẻ, thanh niên trong bản không mắc các tệ nạn xã hội. Từ trước đến nay, bản không có trường hợp nào mắc nghiện ma túy, trộm cắp hoặc các tệ nạn xã hội. Đặc biệt, ông luôn vận động bà con không vứt rác bừa bãi, phát quang bụi rậm hai bên đường để đảm bảo vệ sinh môi trường; không nuôi gia súc dưới gầm sàn... Điều khiến ông phấn khởi nhất là bản Hốm hôm nay đã đổi thay mạnh mẽ, người dân trong bản đã được đi trên tuyến đường bê tông rộng rãi, được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt được đưa về từng nhà, đời sống bà con ngày càng nâng lên

Với những đóng góp trong quân ngũ và phát huy vai trò của già làng, ông Lò Văn Sinh được Đảng, nhà nước tặng thưởng Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất và được UBND tỉnh, huyện tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Gia đình ông từ năm 2008 đến nay, đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa và là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; bản thân ông được công nhận là công dân kiểu mẫu.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.