Đổi thay ở bản Nà Kẹ

Những ngày giữa tháng 9, chúng tôi về bản Nà Kẹ, xã Nậm Lầu (Thuận Châu) khi những đồi cà phê nơi đây đang bắt đầu vào mùa thu hái, những ngôi nhà sàn lợp ngói khang trang mọc lên san sát, minh chứng cho sự đổi thay ở nơi đây.

 

Mô hình nuôi ong tự nhiên của người dân bản Nà Kẹ, xã Nậm Lầu (Thuận Châu).

Bản Nà Kẹ hiện có 40 hộ, với hơn 220 nhân khẩu, những năm trước đây, người dân chủ yếu trồng ngô, sắn trên đất dốc, bạc màu, năng suất thấp, hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Ban quản lý bản đã phối hợp với cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn các hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có năng suất cao hơn như, cây cà phê, mận, xoài, sơn tra... Đồng thời, khuyến khích các hộ xây dựng nhiều mô hình kinh tế, nổi bật là mô hình nuôi ong, mô hình trồng cây cà phê. Nhờ đó, đã dần làm thay đổi nhận thức của người dân, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, thay vào đó người dân cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có năng suất cao hơn...

Để minh chứng cho điều này, Phó bản Quàng Văn Hoa, đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình kinh tế tiêu biểu của bản. Đến gia đình ông Lò Văn Thiện, đúng dịp gia đình ông đang thu hoạch cà phê, dừng tay, ông Thiện, chia sẻ: Hiện gia đình tôi nuôi 50 tổ ong rừng tự nhiên, mỗi năm bán hơn 3,6 tạ mật, thu lãi trên 35 triệu đồng; nuôi 14 con bò, dê và trồng 4 ha cà phê, sản lượng đạt trung bình 8 tấn/ha, thu lãi trên 250 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình có cuộc sống tốt hơn. Còn gia đình ông Cà Văn Kía, hiện có 2 ha cà phê, 2 ha mận và nuôi 30 tổ ong, mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng. Ông Kía, phấn khởi nói: Nhờ được cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gia đình tôi đã có thu nhập ổn định hơn, có điều kiện để chăm lo cho con cái học hành.

Từ việc chuyển hướng cơ cấu cây trồng hợp lý, hiện bản Nà Kẹ có gần 70 ha cây cà phê, trong đó 55 ha đã cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha; 22 ha mận hậu trồng xen diện tích cây cà phê, bước đầu đã cho thu hoạch, sản lượng đạt hơn 6 tấn/ha; trồng mới 2 ha cây xoài và 13 ha cây sơn tra; tập trung thâm canh 5 ha lúa nước. Ngoài ra, bản còn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, duy trì trên 300 đàn gia súc; hơn 1.000 con gia cầm các loại. Qua đó, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên, số hộ nghèo giảm, hiện bản chỉ còn 1 hộ nghèo. Khi cuộc sống của người dân khá lên, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, người dân bản Nà Kẹ còn tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã bê tông hóa tuyến đường nội bản dài 120 m với tổng kinh phí gần 160 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 45,7 triệu đồng, dân góp hơn 113,3 triệu đồng; thực hiện tiêu chí về môi trường, 100% hộ đã di dời chuồng gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn.

Chia tay bản Nà Kẹ, chúng tôi tin tưởng rằng cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng lòng, đoàn kết của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của người dân nơi đây sẽ ngày càng đổi mới, ấm no.

A Mua (CTV

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.