Đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Thuận Châu đã tập trung triển khai các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

00:00
00:00
00:00
Giọng nữ
Lãnh đạo huyện Thuận Châu kiểm tra tuyến đường bản Huổi Lọng - Quyết Thắng, xã Nong Lay.

Giai đoạn 2019 - 2024, huyện được phân bổ hơn 83 tỷ 600 triệu đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng 19 công trình kết cấu hạ tầng, như: Đường giao thông; trường học, bếp ăn, nhà bán trú; nhà văn hóa; công trình thủy lợi… Đảm bảo việc triển khai dự án, UBND huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan thực hiện các quy trình đầu tư theo quy định. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu lập kế hoạch chi tiết từng hạng mục, thời gian tổng thể thi công của công trình; tập trung vật tư, máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Ngoài ra, một số công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, UBND huyện giao UBND các xã làm chủ đầu tư. Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở các bản thường xuyên giám sát, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư, tránh những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng… 

Ông Phùng Văn Doanh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, cho biết: Là đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư nhiều dự án trên địa bàn, Ban đã giao nhiệm vụ tới từng cán bộ trong đơn vị. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn giải phóng mặt bằng các dự án, phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên giám sát chất lượng, tiến độ các dự án, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. 

Lãnh đạo xã Nong Lay kiểm tra công trình thủy lợi bản Bó Mạ.

Là xã đặc biệt khó khăn, Nong Lay có 5 bản, 784 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc La Ha. Ông Đào Duy Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Nong Lay, cho hay: Đời sống của người dân trong xã còn nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. Chính vì vậy, khi được phân bổ nguồn vốn từ chương trình, xã ưu tiên lựa chọn đầu tư các công trình đường giao thông, nhà văn hóa, công trình thủy lợi để phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Tháng 9/2014, bản Bó Mạ, xã Nong Lay, được đầu tư xây dựng hệ thống mương thủy lợi nội đồng, dài 205 m. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư huyện làm chủ đầu tư; thời gian 2024-2025, tổng mức đầu tư hơn 696 triệu đồng. Anh Lò Văn Nam, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Bó Mạ, chia sẻ: Công trình hoàn thành đảm bảo nước tưới tiêu cho 3 ha ruộng lúa 2 vụ của bản. Ngoài ra, năm 2023, bản còn được đầu tư xây dựng nhà văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Bà con cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế.

Khởi công xây dựng vào tháng 8/2024, đến nay, điểm trường bản Song thuộc Trường Mầm non xã Chiềng La đang vào giai đoạn hoàn thiện. Công trình gồm: Nhà lớp học và phòng công vụ giáo viên, các hạng mục phụ trợ; tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ 400 triệu đồng, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc đầu tư nhà lớp học, góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ, hoàn thiện các tiêu chí trường học của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Cô giáo Hoàng Thị Hương, chia sẻ: Điểm trường bản Song có 26 trẻ, từ 3-5 tuổi. Khi điểm trường chưa được xây dựng, chúng tôi mượn nhà văn hóa của bản để tổ chức dạy học. Bây giờ điểm trường được đầu tư khang trang chúng tôi rất phấn khởi.

Cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện kiểm tra công trình Trường Mầm non xã Chiềng La. 

Tháng 4/2024, nhà văn hóa bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha, hoàn thành đưa vào sử dụng. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư  1 tỷ 800 triệu đồng; quy mô xây dựng hơn 230 m2 và các hạng mục phụ trợ; thời gian thực hiện từ năm 2023-2025. Bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Hưng Nhân, chia sẻ: Quá trình thi công, Ban giám sát đầu tư cộng đồng bản đã phân công 5 thành viên thường xuyên giám sát. Các quy trình đều được chủ đầu tư, nhà thầu thi công thông báo công khai, minh bạch, nên không xảy ra vi phạm. Ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước hỗ trợ, bà con trong bản góp ngày công, trị giá gần 40 triệu đồng. 

Nhà văn hóa bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha được đầu tư khang trang.

Đến nay, có 11/19 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Các chương trình, dự án đã từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đến nay, 100% các xã của huyện Thuận Châu có đường ô tô đến trung tâm; 98,8% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 259/336 bản, tiểu khu có nhà văn hóa.. tạo điều kiện giao thương hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thu hẹp dần khoảng cách với các vùng phát triển. 

Phát huy nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện Thuận Châu tập trung ưu tiên nguồn vốn để thực hiện cứng hóa hệ thống đường giao thông đến các trung tâm xã; đường liên xã, liên bản và kết nối các xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn với nhau. Bố trí hợp lý nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường nội đồng, đường đến khu sản xuất, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, kết hợp nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai các chương trình, dự án.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. 
  • 'Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Pi Toong, huyện Mường La có 15 chi bộ trực thuộc, với tổng số 444 đảng viên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình và cách làm sáng tạo về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Thị xã Mộc châu hiện có hơn 11.400 ha cây ăn quả; gần 3.000 ha rau; hơn 2.100 ha chè. Biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, mưa đá, lũ lụt… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của thị xã đã phát triển sản xuất theo hướng chủ động, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 'Mô hình ánh sáng vùng biên

    Mô hình ánh sáng vùng biên

    Quốc phòng -
    Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2020, đang góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.