Hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Được tiếp cận cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua bản đọc điện tử của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, tôi nhận thấy ý nghĩa tổng quát và chiều sâu trong việc thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bìa cuốn sách.
Bìa cuốn sách.

Cuốn sách gồm nhiều bài viết có tính chất bổ sung lý luận, tổng kết thực tiễn, dễ hiểu, dễ tiếp cận, và rất thuyết phục, cung cấp thêm công cụ để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu sâu sắc và thực hiện trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bài viết đầu tiên trong cuốn sách có tiêu đề: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược!”, Tổng Bí thư đã giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, hiểu rõ: Vì sao chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?; Cách nào để nhận diện đúng về tham nhũng, tiêu cực?…

Bài viết thể hiện những trăn trở của người đứng đầu Đảng ta trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và đặt ra yêu cầu hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Đi đôi với việc tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, chúng ta cũng đã rất chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện thể chế để bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực; trước hết là cơ chế “không thể” tham nhũng, tiêu cực... Có thể khẳng định, cho đến nay, các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tương đối đầy đủ; cái cần nhất lúc này là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là tổ chức thực hiện”.

Có thể khẳng định, cho đến nay, các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tương đối đầy đủ; cái cần nhất lúc này là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là tổ chức thực hiện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Quán triệt những thông điệp quan trọng của cuốn sách, tôi cũng như rất nhiều cán bộ, đảng viên nhất trí cao với chỉ đạo của Tổng Bí thư, cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không thể” tham nhũng, phải “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Song song đó, cần thiết lập một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn.

 

Muốn vậy, mọi cơ chế, chính sách cần được công khai minh bạch. Để người có chức vụ, quyền hạn “không dám” tham nhũng rất cần phát huy tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín.

Cần bảo đảm cơ chế tiếp nhận phản ánh, góp ý, phê bình, tố cáo của người dân, cán bộ, đảng viên. Việc này dù đã được quy định rõ trong nhiều văn bản, nhưng hiệu lực thực tế còn rất hạn chế.

Việc hoàn thiện cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng đồng thời với giải pháp tiếp tục cải cách tiền lương, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế, để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm cống hiến mà “không cần” tham nhũng.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới