Vào hồi 2 giờ 45 phút, ngày 31/12, tại bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Công an huyện Vân Hồ chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mộc Châu, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc - Bộ Công an, phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng: Phạm Ngọc Thủy, trú tại tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu và Phạm Ngọc Hữu, trú tại bản Nà Bó, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 9 bánh hê-rô-in, trọng lượng 2.664,52 gam, 1 dao nhọn và một số vật chứng liên quan vận chuyển trái phép 9 bánh hê-rô-in.
Từ những chiếc máy tính tưởng chừng không còn giá trị, do các tập thể, cá nhân quyên góp, Đoàn phường Quyết Tâm (Thành phố) đã tiếp nhận, sửa chữa, hoàn thiện để trao tặng các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Sau gần 2 năm triển khai, đến nay, Chương trình “Máy tính cũ - tri thức mới” đã lan tỏa trong cộng đồng.
Từ những chiếc máy tính tưởng chừng không còn giá trị, do các tập thể, cá nhân quyên góp, Đoàn phường Quyết Tâm (Thành phố) đã tiếp nhận, sửa chữa, hoàn thiện để trao tặng các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Sau gần 2 năm triển khai, đến nay, Chương trình “Máy tính cũ - tri thức mới” đã lan tỏa trong cộng đồng.
Thường xuyên động viên, khích lệ con em trong dòng họ nỗ lực học tập, dòng họ Hà, bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng (Thành phố) có nhiều người thành đạt, công tác ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện, phường.
Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, Thành phố đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu kép, giữ vững “vùng xanh”, thích ứng linh hoạt, đầu tư thúc đẩy phát triển KT-XH, chăm lo đời sống của nhân dân.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, thành phố Sơn La - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh đang ngày càng phát triển. Với mục tiêu xây dựng Thành phố trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, mang bản sắc văn hóa các dân tộc đặc thù tiểu vùng Tây Bắc, ngày 7/9/2021, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Kết luận về phát triển thành phố Sơn La theo định hướng đô thị loại I và phát triển xanh, nhanh, bền vững.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, thành phố Sơn La - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh đang ngày càng phát triển. Với mục tiêu xây dựng Thành phố trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, mang bản sắc văn hóa các dân tộc đặc thù tiểu vùng Tây Bắc, ngày 7/9/2021, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Kết luận về phát triển thành phố Sơn La theo định hướng đô thị loại I và phát triển xanh, nhanh, bền vững.
Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 phức tạp, thành phố Sơn La đã lập hàng chục chốt kiểm soát chặt chẽ lượng người và phương tiện ra, vào thành phố, ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn. Các xã, phường, tổ dân phố đã huy động lực lượng dân quân ngày, đêm sát cánh cùng các lực lượng chức năng bám chốt, thực hiện nhiệm vụ chống dịch.
Phố phường nhộn nhịp, những ngôi nhà cao tầng san sát; nhiều khu dân cư được xây dựng theo quy hoạch; những tuyến đường ngõ xóm được rải asphalt, đổ bê tông sạch, đẹp... Đó chỉ là một vài nét phác thảo về phường Chiềng Lề, trung tâm chính trị, văn hóa của thành phố Sơn La.
Năng động nắm bắt nhu cầu của thị trường, chị Tòng Thị Thủy, tổ 3, phường Chiềng An (Thành phố) đã phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và giúp đỡ phụ nữ trong bản vươn lên thoát nghèo. Chị là tấm gương phụ nữ nghị lực, dám nghĩ, dám làm, để hội viên phụ nữ học tập, làm theo.
Chung tay, góp sức giúp đỡ người nghèo là hoạt động luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và đông đảo người dân trên địa bàn Thành phố tích cực hưởng ứng, lan tỏa và nhân lên tinh thần “tương thân tương ái” trong xã hội.
Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp, cũng như nhiều địa phương khác, người dân thành phố Sơn La hạn chế ra đường và tập trung đông người, việc mua hàng trực tuyến trở nên phổ biến, góp phần tránh lây lan dịch bệnh. Những shipper (người giao hàng) vì thế cũng bận rộn hơn.
Dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, ý thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, đại đa số người dân trên địa bàn Thành phố đã và đang thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế để phòng, chống dịch.
Từ đầu năm đến nay, giá thịt xuất chuồng các loại gia súc, gia cầm giảm khá mạnh, nhưng giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Cùng với đó, dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục ở trâu, bò... tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại, đã khiến nhiều gia trại, hộ gia đình chăn nuôi phải liên tục bù lỗ, giảm số lượng, thậm chí bỏ trống chuồng chờ tình hình ổn định trở lại.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ phường Chiềng Lề (Thành phố) đã có nhiều việc làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả; trong đó mở “Sổ ghi danh người tốt, việc tốt” đã tạo sức lan tỏa về nêu gương tới cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. “Sổ ghi danh người tốt, việc tốt” ở phường Chiềng Lề trở thành mô hình tiêu biểu được nhân rộng tới nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Những tuyến đường bê tông uốn lượn, trải dài không chỉ tới từng bản, từng nhà mà kéo dài tới tận những nương mận, đồi cà phê. Nhiều ngôi nhà mới cao tầng được xây dựng khang trang, dọc 2 bên đường là những luống hoa đua nhau khoe sắc, cảnh quan môi trường sạch đẹp... Đó là kết quả của sự chung sức, đồng lòng, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Chiềng Cọ (Thành phố) đang nỗ lực để hoàn thành chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm nay.
Cây mận hậu ở Thành phố được trồng nhiều ở các xã Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Ngần và phường Chiềng An, đem lại nguồn thu chính cho bà con nông dân. Tuy nhiên, cây mận dần thoái hóa, dẫn đến năng suất và chất lượng quả mận giảm không có sức hút đối với người tiêu dùng. Do đó, việc cải tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để xây dựng thương hiệu sản phẩm mận địa phương, nâng cao sức cạnh tranh, tạo chỗ đứng trên thị trường là giải pháp cần thiết.
Cây mận hậu ở Thành phố được trồng nhiều ở các xã Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Ngần và phường Chiềng An, đem lại nguồn thu chính cho bà con nông dân. Tuy nhiên, cây mận dần thoái hóa, dẫn đến năng suất và chất lượng quả mận giảm không có sức hút đối với người tiêu dùng. Do đó, việc cải tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để xây dựng thương hiệu sản phẩm mận địa phương, nâng cao sức cạnh tranh, tạo chỗ đứng trên thị trường là giải pháp cần thiết.
Thực hiện quy định của Ban Thường vụ tỉnh ủy về đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành cấp tỉnh với nhân dân, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền Thành phố đã tăng cường đối thoại, trực tiếp lắng nghe, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh nội lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.