Những vườn hồng mùa COVID-19

Những ngày này đến các nhà vườn trồng hoa trên địa bàn xã Chiềng Xôm (Thành phố), thấy nhiều bó hoa hồng phải mang bỏ đi vì không tiêu thụ được. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều hoạt động lễ hội, vãn chùa bị hủy, nhất là từ 1/4, ngành Giao thông vận tải quyết định dừng các tuyến vận tải, nên nhu cầu sử dụng các loại hoa tươi giảm mạnh, tác động trực tiếp tới người trồng hoa ở khu vực này. Không bán được, hoa tồn chất đống trong kho, ngoài vườn hoa đã đến kỳ thu hoạch, giờ phải cắt bỏ... người trồng, kinh doanh hoa thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

 

Vườn hoa quá ngày thu hoạch không bán được, nhà vườn phải thuê lao động cắt bỏ.

 

Nếu như mọi năm, dịp Giỗ tổ Hùng Vương hoặc các ngày lễ, tết, gia đình anh Đỗ Xuân Công, với hơn 3 ha đất trồng hoa hồng tại bản Tông, mỗi ngày xuất bán hàng chục vạn bông hoa hồng mà vẫn không đủ cung cấp cho thị trường, thì năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoa không bán được, gia đình anh phải bó bảo quản hoa, chất đống trong kho; ngày nào cũng phải cho công nhân chọn bỏ những bó hoa bị hỏng mang đi đốt. Anh Công rất buồn: Mọi năm vào thời điểm này, nhà tôi không đủ hoa cung cấp cho thị trường, thuê hơn chục công nhân mà vẫn làm không hết việc. Năm nay, do dịch bệnh COVID-19, các lễ hội, đền chùa không được tổ chức, cộng thêm các tuyến xe liên tỉnh nghỉ chạy nên không thể vận chuyển hoa đi bán được. Trong kho hiện giờ còn tồn khoảng hơn 8 vạn bông hoa; ngoài vườn thì hoa cũng đã đến kỳ thu hoạch. Từ đầu tháng 3 đến giờ, chúng tôi đã phải hủy bỏ hàng chục vạn bông hoa hồng, mất trắng khoảng 200-300 triệu đồng. Không bán được hoa nên phải cho công nhân nghỉ để giảm chi phí, chỉ còn 3-4 công nhân cắt được bông hoa nào hay bông đấy thôi; đồng thời, hằng ngày còn phải đếm, loại bỏ những bó hoa hỏng trong kho. Hoa không bán được nhưng vẫn phải chăm sóc, cứ thế này, mỗi tháng đành chịu lỗ 150-170 triệu đồng cho các chi phí thuê đất, phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước tưới, nhân công lao động...

 

Với hơn 5 ha đất trồng hoa, riêng tiền thuê đất chị Nguyễn Thị Thành phải trả hơn 600 triệu đồng/năm, thuê 15 công nhân, với mức tiền công 140.000 đồng/người/ngày. Chị Thành chia sẻ: Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm tiêu thụ nhiều hoa nhất. Năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19, hoa không bán được, giá chỉ 200-300 đồng/bông mà cũng không có người mua, chúng tôi thực sự rất lo lắng, vì trồng hoa không giống như mặt hàng khác, không bán được nhưng vẫn phải mất chi phí chăm bón, giờ để cắt bỏ cũng phải thuê công nhân; nhà tôi đã phải thuê cắt bỏ hoa ở hơn 2ha mà vẫn phải tiếp tục cắt; bình thường, khoảng 3 ngày thu hoạch một lứa, mỗi lứa khoảng 1 vạn bông, với giá bán từ 1.000-3.000 đồng/bông tùy thời điểm, như vậy sơ sơ đã mất 100-300 triệu đồng rồi, cứ thế này khoảng 10 ngày nữa thì chúng tôi phải cắt bỏ đi hết.

 

 

Hoa không vận chuyển về xuôi bán được, tồn đống trong kho tại xã Chiềng Xôm.

 

Cùng chung cảnh ngộ, ông Lưu Văn Quang (bản Panh) đã phải cắt phay toàn bộ 3,5 ha hoa đã đến kỳ cắt bán. Nhìn những luống hoa bị cắt mang đi đốt, ông Quang xót xa: Tiếc lắm, bình thường với diện tích này cho thu hoạch 25-30 vạn bông hoa/tháng, chỉ tính giá 1.000 đến 2.000 đồng/bông, tôi đã mất 250 triệu đến 600 triệu đồng một tháng rồi; chưa kể chi phí chăm bón, thuê đất, nhân công, nước tưới, mua phân bón... chừng 50 triệu đồng/ha nữa. Thực ra, vẫn có người mua hoa, vẫn có khách gọi điện để nhập hoa, nhưng đành chịu vì các tuyến xe đã dừng hoạt động, tự vận chuyển thì không thể. Chỉ mong dịch bệnh nhanh lắng xuống, chứ cứ tiếp tục thế này, các chủ vườn sẽ không trụ nổi.

 

Cả xã Chiềng Xôm hiện có gần 70 ha hoa các loại, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, thu nhập ổn định 140.000 đồng/người/ngày. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoa không tiêu thụ được, các chủ vườn hoa buộc phải cắt giảm hơn một nửa số công nhân để giảm chi phí, vậy là hàng chục lao động mất thu nhập. Chị Lò Thị Hồng (bản Tông) - một trong những công nhân của một nhà vườn hoa đã gần 10 năm nay, buồn bã: Nhờ đi làm cho nhà vườn, tôi có thu nhập khá ổn định; bây giờ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hoa không bán được, nên thu nhập cũng giảm theo. Chia sẻ khó khăn với chủ vườn, chúng tôi đồng ý làm tăng giờ, từ 8h lên 9h/ngày.

 

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các chủ vườn hoa ở xã Chiềng Xôm rất mong được sự hỗ trợ của Nhà nước và nhận được sự chia sẻ với đời sống nhân công, giải cứu những đóa hoa trong thời kỳ khó khăn này.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 401/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 401/NQ-HĐND

    Diễn đàn cử tri -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
  • 'Thị trấn Phù Yên tập trung chỉnh trang đô thị

    Thị trấn Phù Yên tập trung chỉnh trang đô thị

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu được công nhận đô thị loại IV vào năm 2030 và hoàn thành việc mở rộng thị trấn Phù Yên, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn Phù Yên đang tập trung chỉnh trang đô thị, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường tạo diện mạo mới cho đô thị sáng, xanh, sạch, đẹp.
  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.