Nga đăng ký vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/8 thông báo, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngăn ngừa COVID-19. Tính đến sáng 12/8, thế giới ghi nhận có thêm 237.896 ca nhiễm mới và 6.614 ca tử vong vì đại dịch.

Ngày 11/8, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngăn ngừa COVID-19. (Ảnh: VCG)

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 12/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 20.483.466 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 743.916 ca tử vong và 13.324.121 ca phục hồi. 

Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận có thêm 237.896 ca nhiễm mới và 6.614 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 5.300.284 ca nhiễm COVID-19, trong đó 167.458 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 11/8, giới chức Mỹ ghi nhận có thêm 48.846 ca mắc mới và 1.266 ca tử vong vì dịch bệnh.

Châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận số ca tử vong nhiều nhất vì đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hiện, số người nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 3.083.638 người, với 206.702 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 19.238 ca nhiễm mới và 305 ca tử vong vì COVID-19.

Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 897.599 ca mắc COVID-19 và 15.131 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 4.945 ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 11/8. Số ca tử vong cũng tăng thêm 130 ca. Trong một diễn biến đáng chú ý, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/8 thông báo Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngăn ngừa COVID-19 sau chưa đầy 2 tháng tiến hành thử nghiệm trên người. Điều này mở đường cho việc tiêm chủng hàng loạt cho người dân Nga nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Tây Ban Nha, Anh, Italy lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 373.692; 312.789 và 251.237 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại.  Hiện Anh là quốc gia đứng đầu châu lục và thứ 4 thế giới về số ca tử vong do dịch COVID-19, với 46.526 trường hợp.

Châu Á, đã có tổng cộng 5.206.124 ca nhiễm và 112.567 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 85.259 ca mắc mới và 1.374 trường hợp tử vong.  Riêng tại châu Á, có 3.953.302 ca được điều trị khỏi; 1.140.255 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 18.820 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 11/8, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 61.252 ca mắc và 835 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 2.328.405 ca và 46.188 ca.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 11/8, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 331.189 người, sau khi có thêm 2.345 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 184 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 18.800 trường hợp.

Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 11/8, khu vực này ghi nhận thêm 4.781 ca mắc mới và 78 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, khối ASEAN chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19. 

Indonesia vẫn đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca tử vong vì COVID-19 với 5.824 ca tử vong và 128.776 ca lây nhiễm vì dịch bệnh. Tại Philippines, Bộ Y tế nước này thông báo số ca mắc COVID-19 tại đây đã lên tới 139.538 ca. Trong khi đó, số ca tử vong trên toàn Philippines là 2.987 ca.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 56.916 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 6.233.430 ca, tổng số người tử vong là 237.526 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 3.350.750 trường hợp, trong khi đó 2.645.154 ca đang được điều trị tích cực và 24.583 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 485.836 ca nhiễm và 53.003 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 120.375 ca nhiễm và 8.991 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 4.867.690 ca nhiễm; 162.852 ca tử vong và 3.396.783 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 2 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 3.109.630 ca nhiễm, trong đó 103.026 ca tử vong. Peru xếp sau Brazil tại khu vực với 483.133 ca nhiễm và 21.276 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 410.453 ca nhiễm và 13.475 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand là các quốc gia trong khu vực ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 316 trường hợp mắc mới và 18 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên tới 21.713 ca, trong đó số ca tử vong là 357 trường hợp. Trong khi đó, bang Victoria - bang đông dân thứ hai và hiện là "tâm dịch" của Australia, thông báo ghi nhận thêm 331 ca mắc COVID-19, tăng 9 ca so với một ngày trước đó.

New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.570 ca, trong đó 22 trường hợp tử vong. Ngày 11/8, nước này công bố có thêm 1 ca nhiễm mới COVID-19, ghi nhận ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng đầu tiên sau hơn 100 ngày. Ngay sau khi có diễn biến mới, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ra lệnh phong tỏa Auckland để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Papua New Guinea ghi nhận có 214 ca mắc virus SARS-CoV-2, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Hiện, Fiji là một trong 4 quốc gia trong khu vực ghi nhận đã có ca tử vong vì đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 27 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.068.204 ca mắc COVID-19, trong đó 23.897 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 566.109  trường hợp, trong đó 10.751 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 2.511 ca mắc mới COVID-19 và 130 ca tử vong vì đại dịch.

Ai Cập là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 95.834 ca nhiễm COVID-19 và 5.059 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Nigeria với 46.867 ca nhiễm và 950 ca tử vong vì COVID-19./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.