Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

“Cách đây hơn 2 năm tôi bị tai biến, sau thời gian điều trị cấp tính phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt phải có người nhà hỗ trợ. Nhưng sau mấy đợt vào điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng, được tập vận động, điện phân, điện xung, laze nội mạch, châm cứu,... tôi đã có thể tự đi lại, việc sinh hoạt cũng ít phụ thuộc vào người nhà”.

Giọng nữ
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng.

Đó là chia sẻ của ông Phạm Hồng Cường, ở tiểu khu 1, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, đang điều trị tại Khoa Nội - Nhi, Bệnh viện Phục hồi chức năng. Với phương châm “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo”, cán bộ, y, bác sĩ và kỹ thuật viên Bệnh viện luôn nêu tinh thần, thái độ phục vụ, nhiều bệnh nhân đã được điều trị phục hồi, khỏe mạnh.

Bác sĩ Trần Văn Tảo, Giám đốc Bệnh viện, cho biết: Là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh, quy mô 200 giường bệnh, thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh phục hồi chức năng. Hướng tới sự hài lòng của người bệnh, cán bộ, nhân viên Bệnh viện luôn nêu cao y đức; tích cực nghiên cứu, áp dụng nhiều dịch vụ, kỹ thuật hiện đại và chuyên sâu về phục hồi chức năng; luôn sẵn sàng phương tiện, thiết bị y tế phục vụ công tác cấp cứu; theo dõi sát các diễn biến bất thường, cấp tính của người bệnh để xử trí kịp thời. Ban Giám đốc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, bảo đảm không có sai sót trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Công tác khám, chữa bệnh, chính sách bảo hiểm y tế, người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi được triển khai hiệu quả, đúng quy định. Tính riêng năm 2024, Bệnh viện đã khám, điều trị cho 7.727 lượt người; trong đó, điều trị nội trú 4.687 lượt bệnh nhân. Phối hợp với trung tâm y tế các huyện, các trạm y tế xã về duy trì quản lý, cập nhật hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng người khuyết tật tại cộng đồng.

Tại Khoa Nội - nhi, sau Tết Nguyên đán đã tiếp nhận gần 100 bệnh nhân, chủ yếu là người cao tuổi bị tai biến sau điều trị cấp tính, chấn thương sọ não và mắc các bệnh về cơ xương, thoát vị đĩa đệm cột sống; trẻ em có rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỷ... Bác sĩ Mai Hồng Nhung, Trưởng khoa, chia sẻ: Đây đều là những trường hợp phải điều trị dài ngày, nhất là bệnh nhân bị tai biến, trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, thì thời gian điều trị phải kéo dài cả tháng. Cùng với áp dụng kỹ thuật hiện đại và chuyên sâu, như âm ngữ trị liệu, tập nuốt, kích thích nói bằng máy, vật lý trị liệu hô hấp, từ trường xuyên sọ,... các bác sĩ, kỹ thuật viên phải kiên trì, coi người bệnh như người thân trong gia đình, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập từng động tác, động viên họ yên tâm điều trị.

Bà Bạc Thị Tinh, ở bản Nà Lè, xã Mường É, huyện Thuận Châu, năm nay hơn 60 tuổi, bị đau thần kinh, đau khớp gối, đi lại khó khăn, sau gần một tuần nhập viện được điều trị tích cực đã có thể tự xuống nhà ăn của Bệnh viện mà không cần người hỗ trợ. Bà Tinh cho biết: Hằng ngày, được các nhân viên y tế chăm sóc, hướng dẫn tập, nên bệnh đã đỡ nhiều.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn luôn được quan tâm. Năm 2024 Bệnh viện cử đi đào tạo 1 bác sĩ chuyên khoa I, 1 dược sĩ chuyên khoa I; 3 cao đẳng, 1 kỹ thuật phục hồi chức năng và 2 điều dưỡng chuyên khoa I. Ngoài ra, 100% cán bộ, nhân viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, đào tạo ngắn hạn do Bộ Y tế và Sở Y tế tổ chức.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình được thực hiện thông qua việc khám chữa bệnh hằng ngày tại Bệnh viện; cử cán bộ trực tiếp đến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số tuyên truyền, tư vấn sức khỏe; hướng dẫn phục hồi chức năng tại nhà; phát hiện, can thiệp sớm các dạng khuyết tật tại cộng đồng, giúp phòng ngừa các biến chứng...

Tập trung phát triển mũi nhọn về phục hồi chức năng, Bệnh viện Phục hồi chức năng tiếp tục khuyến khích cán bộ, bác sĩ nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ y học vào điều trị; chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục hồi chức năng, góp phần cùng toàn ngành Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bài, ảnh: Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.