Chủng cúm AH3N2 có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng

Chủng cúm A chủ đạo đang gây bệnh hiện nay là H3N2, một chủng virus có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ở trẻ em, người già và những người mắc bệnh nền suy giảm miễn dịch

Giọng nữ
Nhiều ca biến chứng do mắc cúm.
Nhiều ca biến chứng do mắc cúm.

Thời gian gần đây, tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xuất hiện nhiều người mắc cúm bị diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch, đa số là người có bệnh nền, không kiểm soát tốt bệnh nền.

Thông thường những bệnh nhân cúm có bệnh lý nền thường gây ra những triệu chứng nặng hơn so với những bệnh nhân cùng độ tuổi nhưng không có bệnh lý nền. Do đó, các nhân viên y tế không những cần phải điều trị cúm và các biến chứng của nó: viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não.., mà còn phải kiểm soát các bệnh lý nền tốt, vì khi nhiễm cúm thường làm cho những bệnh lý nền như COPD, hen phế quản, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… mất kiểm soát, và dẫn đến đợt cấp của bệnh.

Một trường hợp điển hình như cụ ông 83 tuổi, ở Hà Nội, tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2, nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục 39-39,5 độ C, ho, đau ngực và khó thở. Dù được điều trị bằng thuốc kháng virus và kiểm soát bệnh nền, tình trạng viêm phổi và suy hô hấp của ông vẫn tiến triển nặng, buộc phải thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Chợ Rẫy phân tích, virus cúm được chia làm 3 nhóm chính: Cúm A: Loại nguy hiểm nhất, có thể lây lan rộng và gây đại dịch toàn cầu; cúm B: Chỉ lây giữa người với người, thường ít đột biến hơn cúm A nhưng vẫn có thể gây bệnh nặng; cúm C: Hiếm gặp, triệu chứng nhẹ, hầu như không gây thành dịch lớn.

Cúm mùa năm 2025 đang diễn tiến hết sức phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Có nơi tỷ lệ mắc gia tăng, có nơi tỷ lệ bệnh nhân nặng gia tăng.

Chủng cúm AH3N2 có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ảnh 1

Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân cúm A nặng, trong đó đa số là người cao tuổi.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng lý giải, thời tiết mùa đông-xuân năm nay đột ngột lạnh hơn tạo điều kiện cho virus cúm có khả năng tồn tại và phát triển mạnh hơn. Ô nhiễm không khí do bụi mịn tăng, dễ gây viêm phổi và từ đó dễ để virus xâm nhập hơn.

Sau khi tiếp xúc với người bệnh khoảng từ 1-4 ngày, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao, đau nhức cơ, mệt mỏi, ớn lạnh, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ở trẻ nhỏ có thể kèm nôn, tiêu chảy. Các triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này khả năng lây bệnh cho người khác rất cao, cần chú ý tránh tiếp xúc và thực hiện mọi biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho người xung quanh.

Từ ngày thứ 3-5 kể từ khi khởi phát, các triệu chứng sốt, đau sẽ giảm nhanh, nhưng ho dai dẳng kèm đau tức ngực (thường tăng về chiều đêm) và còn mệt mỏi kéo dài. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm vì có thể gặp các biến chứng nặng.

Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội do Covid-19 kéo dài hơn 2 năm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm mùa hàng năm và cũng giảm tỷ lệ chích ngừa cúm mùa hàng năm. Cả hai yếu tố này gây giảm mạnh khả năng miễn dịch với bệnh cúm mùa trong cộng đồng vì kháng thể chống lại cúm mùa chỉ tồn tại dưới 1 năm, do đó nếu hàng năm không được chích ngừa hay bị tái nhiễm thì sẽ không còn kháng thể đặc hiệu với virus cúm.

"Nhiều trường hợp nhiễm cúm thứ phát sau khi bị viêm đường hô hấp do HMPV, RSV... Điều này giải thích vì sao một số người vừa mắc “cúm” khỏi vài ngày lại bị “cúm” trở lại", bác sĩ Hùng cho hay.

Tiến sĩ Hùng lưu ý, chủng cúm A chủ đạo đang gây bệnh hiện nay là H3N2, một chủng virus có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ở trẻ em, người già và những người mắc bệnh nền suy giảm miễn dịch (như đái tháo đường, suy thận mãn , viêm phế quản mãn…).

"Tất cả các nguyên nhân này cùng cộng hưởng gây ra tình trạng dịch cúm năm nay trở nên nặng nề, phức tạp", bác sĩ Hùng nói.

Bên cạnh virus cúm thì có nhiều tác nhân khác gây ra viêm đường hô hấp cấp, chúng có thể là virus (không phải virus cúm) như RSV, HPMV, Adenovirus, Rhinovirus, Parainfluenza virus… hay các loại vi khuẩn không điển hình. Do đó, không thể dựa trên triệu chứng bệnh để xác định được chủng virus gây bệnh là gì.

Chủng cúm AH3N2 có khả năng lây lan nhanh và dễ gây biến chứng nặng ảnh 2

Bác sĩ khuyến cáo thận trọng khi tự sử dụng thuốc cúm tại nhà.

Theo Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, thuốc kháng virus chỉ dùng cho người có nguy cơ cao hay có diễn tiến bệnh nặng. Đặc biệt là mỗi loại thuốc kháng virus thường chỉ có tác dụng lên một số virus nhất định. Do vậy chỉ nên dùng khi đã có xét nghiệm xác định được chủng virus gây bệnh.

"Thí dụ thuốc kháng virus nhóm Oseltamivir (Tamiflu) chỉ có tác dụng với virus cúm A, do vậy nếu bị viêm đường hô hấp cấp do cúm B, C hay không phải virus cúm thì hoàn toàn không có tác dụng. Hơn thế nữa, thuốc này không trực tiếp tiêu diệt các virus đang sống mà chỉ làm giảm khả năng tự nhân lên của chúng (nói dễ hiểu là ngăn chặn virus không sinh sản ra thế hệ mới) do vậy cần dùng sớm trong vòng 48-72 giờ đầu kể từ khi khởi phát bệnh.

Nếu chậm sau 5 ngày thì đại đa số người bệnh không cần dùng nữa do cơ thể đã tự tạo ra kháng thể ngăn chặn virus. Một số thuốc kháng virus khác đang có trên thị trường hiện nay cũng có tác dụng tương tự trên một số tác nhân virus khác có chọn lọc. Điều này chứng minh rằng bạn không nên tự sử dụng thuốc kháng virus vì lợi ích đem lại thấp hơn hiệu quả và đôi khi lại gặp bất lợi do tác dụng có hại của thuốc", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.