Chủ động phòng chống và giám sát bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus cúm gây ra, thường tập trung và có xu hướng lan rộng vào mùa đông, mùa xuân. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, lây từ người sang người. Trên địa bàn tỉnh Sơn La có hơn 600 trường hợp mắc cúm rải rác ở các địa phương. Công tác tuyên truyền phòng chống, tăng cường giám sát dịch bệnh tại cơ sở cần được quan tâm, nhất là trong thời tiết chuyển mùa, có đợt lạnh kéo dài, dịch có thể bùng phát.

Giọng nữ
Bác sĩ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị cho bệnh nhân.

Bà Phạm Thị Định, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn khi bị ho đã tự mua thuốc về uống điều trị tại nhà, nhưng không khỏi, bệnh còn có biểu hiện trở nặng, với triệu chứng đau rát họng, khó thở nên bà đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bà Định, cho biết: Sau 15 ngày tự điều trị không khỏi tôi phải nhập viện, xét nghiệm bị mắc cúm A, phổi bị tổn thương, suy hô hấp nặng. Tôi được bác các bác sĩ điều trị tích cực, thở bằng máy hỗ trợ thở oxy, sau 13 ngày điều trị, hôm nay, sức khỏe của tôi đã ổn định.

Còn bà Quàng Thị Bua, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu có biểu hiện ho có đờm và được bác sĩ text cúm và kết luận bị cúm A. Sau 2 ngày điều trị đến nay tình trạng ho của bà đã giảm. Bà Bua nói: Tuổi cao, nên quá trình chăm sóc, điều trị tôi luôn được các bác sĩ dặn dò về chế độ ăn uống; giữ ấm thân thể trong những ngày giá rét.

Bác sĩ CKI Bùi Thị Nhung Hằng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Khoa đang điều trị 45 bệnh nhân, trong đó, 15 bệnh nhân cúm A. Tránh lây nhiễm, Khoa chuẩn bị khu điều trị bệnh nhân cúm riêng. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vào khu điều trị phải đeo khẩu trang tránh lây nhiễm. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Bác sĩ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm hỏi bệnh nhân.

Thời điểm này, Bệnh viện Đa cuộc sống đang điều trị cho 10 bệnh nhân mắc cúm, tại khoa Nhi và khoa Nội. Hầu hết bệnh nhân nhập viện có biểu hiện sốt, ho, đau mỏi người. Bác sĩ CKI Nguyễn Xuân Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện thông tin: Đơn vị đã chuẩn bị nhân lực trực thường trú để hỗ trợ các khoa, phòng khi có bệnh nhân tăng. Mỗi khoa lâm sàng đều chuẩn bị khu điều trị bệnh nhân cúm riêng, tránh tình trạng lây nhiễm; đảm bảo các trang thiết bị y tế sẵn sàng điều trị.

Tại huyện Thuận Châu, từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn huyện ghi nhận 52 ca mắc cúm. Trung tâm Y tế, tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao để kịp thời xử lý sớm. Đồng thời rà soát, kiện toàn lại các đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số trang thiết bị phòng, chống dịch để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi dịch lây lan trên địa bàn; tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch. 

Bác sĩ CKII Lê Hồng Trường, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, cho hay: Trước diễn biến phức tạp của bệnh cúm, cũng như các loại dịch bệnh khác, đơn vị tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại cơ sở; chủ động đảm bảo đủ thuốc trong công tác điều trị, tránh để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Tiêm phòng cúm tại Phòng Khám tư vấn và tiêm chủng vắc xin Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Bệnh cúm mùa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ tiêm phòng vắc xin. Do đó, mỗi chúng ta cần chủ động tiêm phòng vắc xin cúm để phòng bệnh. Việc tiêm vắc xin cúm cần nhắc lại hằng năm, chứ không phải tiêm 1 lần mà miễn dịch lâu dài. Ở những người có hệ miễn dịch yếu mang bệnh nền, bệnh mãn tính hoặc người cao tuổi thì virút sẽ tấn công vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm các vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao. 

Chị Nguyễn Trang Nhung, tổ 2, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La nói: Tìm hiểu thấy cúm nguy hiểm, nhiều biến chứng và có thể tử vong nên thật sự rất lo. Đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, hằng năm, gia đình tôi đều chủ động tiêm phòng vắcxin cúm. Khi ra đường và ở chỗ đông người tôi luôn chủ động đeo khẩu trang.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khuyến cáo mọi người dân cần thực hiện các biện pháp, như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe. Khi có các dấu hiệu nghi mắc bệnh cúm, cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

Bác sĩ Trạm Y tế xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã hướng dẫn nhân dân tiêm phòng vắc xin cho trẻ.

Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, ngành y tế tỉnh Sơn La đã và đang triển khai theo dõi, giám chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp; người dân cần nâng cao nhận thức, ý thức tự bảo vệ bản thân và gia đình trước những diễn phức tạp của dịch bệnh.

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus cúm gây ra và được chia làm 2 loại: cúm A, cúm B. Bệnh lây từ người sang người, có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp, bệnh chuyển biến nặng hơn ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính như: Tiểu đường, tim mạch... 

 

Thư Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.