Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao

Với đa phần là người dân tộc thiểu số, cuộc sống người dân tại các xã vùng cao của huyện Bắc Yên vẫn còn nhiều khó khăn. Việc quan tâm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em còn hạn chế, dẫn tới tình trạng nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu. Huyện đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho trẻ, nhất là ở các xã vùng cao.

Giọng nữ
Cán bộ Trạm Y tế xã Tà Xùa cân, đo định kỳ cho trẻ dưới 2 tuổi.

Tính đến cuối năm 2024, số trẻ em dưới 5 tuổi huyện Bắc Yên là 7.535 trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi ở mức 25,63%; tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở mức 19,61%. Đặc biệt, tại các xã vùng cao con số này lên tới hơn 30%. Giúp trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện về tầm vóc và trí tuệ, Trạm Y tế các xã phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức khám sức khỏe cho học sinh 1 lần/năm học, tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe đạt trên 95%. Nhiều trường học bán trú trên địa bàn huyện Bắc Yên đã áp dụng mô hình “Bữa ăn đủ chất” cho học sinh tiểu học và mầm non. Các em được cung cấp bữa ăn có thịt, cá, rau xanh đầy đủ nhờ sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các tổ chức thiện nguyện.

Bà Trần Thị Thạch, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Làng Chếu, chia sẻ: Trước năm 2015, khi chưa triển khai thực hiện bữa ăn bán trú, nhiều học sinh tự mang cơm trắng và thức ăn địa phương như măng ớt đến lớp, không đảm bảo chất dinh dưỡng. Sau khi thực hiện bữa ăn bán trú, cùng với Dự án “Nuôi em Mộc Châu” được triển khai từ năm 2022, hỗ trợ thêm 6.800 đồng/học sinh/bữa ăn tại các điểm trường, trẻ đã được ăn đủ chất hơn và sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt.

Cán bộ Trạm Y tế xã Làng Chếu cân, đo định kỳ cho trẻ Trường Mầm non Làng Chếu.

Xã Tà Xùa có 4 bản với tổng số là 572 hộ, 3.552 nhân khẩu, đa số là đồng bào dân tộc Mông. Trong năm 2024, đã có 71 trẻ em dưới 5 tuổi được lập danh sách cân, đo, đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng. Trạm Y tế xã phối hợp với Hội Phụ nữ xã tổ chức hơn 20 buổi truyền thông về chế độ ăn uống hợp lý cho hơn 500 lượt phụ huynh... Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân về chuyển đổi mô hình canh tác kết hợp trồng ngô, lúa với nuôi gà, lợn và trồng rau xanh để để cải thiện bữa ăn, bổ sung nguồn dinh dưỡng tại chỗ.

Chị Mùa Thị Dê, bản Tà Xùa A, xã Tà Xùa, chia sẻ: Trước đây, tôi nghĩ chỉ cần có cơm no là được, không biết rằng trẻ nhỏ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để phát triển tốt. Nhờ có các chương trình, dự án hỗ trợ và được truyền thông, tôi đã biết nuôi gà, trồng rau củ quả và ao cá, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho mỗi bữa ăn.

Hướng dẫn nấu cháo cho trẻ nhỏ tại xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên.

Ngoài ra, từ năm 2023, Dự án “Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng” do Bộ Ngoại giao Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (SCI) tại Việt Nam, đươc triển khai tại 17 bản của 3 xã Làng Chếu, Xím Vàng, Chim Vàn. Dự án đã hỗ trợ hơn 500 hộ về giống cây trồng, vật nuôi, phương pháp canh tác, nuôi trồng, để cải thiện dinh dưỡng và tăng thêm thu nhập của các gia đình tại xã đặc biệt khó khăn; bên cạnh đó, hằng tháng, nhân dân được cán bộ y tế bản, hội phụ nữ hướng dẫn cách chế biến bữa ăn dinh dưỡng từ các sản phẩm sẵn có của địa phương.

Bữa ăn bán trú tại Trường Mầm non xã Làng Chếu.

Ông Bạch Văn Hoành, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bắc Yên, thông tin: Công tác dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt trẻ em người dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm. Cán bộ Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế xã vào các bản để thực hành dinh dưỡng cho các cháu, hướng dẫn lên thực đơn dinh dưỡng, ăn uống hợp vệ sinh và cách chăm sóc cho trẻ em. Lồng ghép với các buổi tiêm chủng thường xuyên hằng tháng tại bản để tư vấn cho các bà mẹ về cách nấu ăn tại nhà cho các bé. Từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 20,61% xuống 19,61%; tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng giảm từ 26,63% xuống 25,63%.

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ hiệu quả, huyện Bắc Yên tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế cơ sở các xã vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi cách nuôi trẻ hợp lý cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ, đảm bảo duy trì những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển thể trạng của trẻ.

Bài, ảnh: Tuấn Hiển (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.