Cải thiện chất lượng nguồn nước uống vì sức khỏe cộng đồng

Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” của tổ chức hội và xây dựng nông thôn mới, những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã triển khai hỗ trợ bình lọc nước gốm cho các trường học và hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Cô và trò Trường mầm non Chiềng Pha, huyện Thuận Châu uống nước sạch được lọc từ bình lọc nước gốm.

Bà Quàng Thị Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, thông tin: Hoạt động nằm trong chương trình phân phối thiết bị lọc nước vì cộng đồng và biến đổi khí hậu do Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thương mại INTRACO tài trợ thông qua Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Chương trình gồm hai giai đoạn, giai đoạn I, triển khai từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023. Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cơ sở hội rà soát, lập danh sách nhu cầu sử dụng bình lọc nước gốm, đã có 36.519 hộ hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đăng ký. Các cấp hội còn tổ chức 69 buổi truyền thông về chương trình tại các xã, thị trấn cho trên 19.000 hội viên.

Trong giai đoạn I, Hội LHPN tỉnh đã tiếp nhận và cấp phát 14.000 bình lọc nước gốm (ECOZEN-25) cho 14.000 hộ hội viên thuộc 58 xã của các huyện: Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu, Sông Mã và Thành phố. Bình lọc nước có dung tích 23 lít, lõi gốm làm bằng than hoạt tính và nano bạc có chức năng lọc sạch nước cặn lắng bùn đất, gỉ sét, vi khuẩn, đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng theo kết quả kiểm nghiệm của Viện đo lường, Bộ Y tế. Sản phẩm có thể lọc được nhiều nguồn nước, như nước mưa, nước sông, nước máy, công suất lọc trung bình từ 2-3 lít/giờ. Mỗi thiết bị cập nhật một mã số riêng, tương ứng với thông tin địa chỉ của hộ dân đăng ký sử dụng, có thể sử dụng trong 10 năm. Riêng phần lõi lọc, khuyến cáo hai năm thay mới để đảm bảo chất lượng.

Được chọn làm điểm triển khai mô hình, đến nay, Hội LHPN huyện Mường La đã cấp phát trên 2.600 bình lọc nước gốm cho hội viên tại 8 xã, thị trấn. Các hội viên nhận bình lọc nước được hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản để sử dụng lâu dài, giảm bớt thời gian đun nấu nước uống hằng ngày, tiết kiệm chi phí chất đốt trong sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường. Chị Lò Thị Tiển, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tiểu khu Mé Lìu, thị trấn Ít Ong, chia sẻ: Bình lọc nước gốm không sử dụng điện, thiết kế nhỏ gọn, dễ vận chuyển, dễ sử dụng, nước sau lọc có thể uống trực tiếp không phải đun sôi.

Tại huyện Thuận Châu, đã tiếp nhận và cấp phát trên 2.600 bình lọc nước gốm cho 17 trường học và hội viên phụ nữ nghèo tại 23 xã, thị trấn. Cô giáo Quàng Thị Dinh, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Chiềng Pha, cho biết: Trường có 15 lớp, hơn 500 trẻ đang theo học. Được Hội LHPN huyện tặng 28 bình lọc nước gốm, giúp cải thiện chất lượng nguồn nước uống và nâng cao sức khỏe học sinh.

Từ những đánh giá tích cực của hội viên phụ nữ sau thời gian sử dụng cho thấy, việc triển khai tặng bình gốm lọc nước đã góp phần thay đổi nhận thức cho hội viên phụ nữ trong việc tiết kiệm năng lượng vì cộng đồng và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bình lọc vẫn còn một số mặt hạn chế, như chưa lọc được cặn vôi; một số bình lọc chậm không đáp ứng được nhu cầu; lõi lọc bằng gốm nên trong quá trình lắp đặt, sử dụng, vệ sinh dễ dẫn đến nứt vỡ, hư hỏng.

Năm 2024, Hội LHPN tỉnh tiếp tục đề xuất triển khai giai đoạn II. Hội đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của bình lọc nước gốm cho hội viên phụ nữ và nhân dân. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn sử dụng, bảo quản; kiến nghị đơn vị sản xuất xử lý những hạn chế, bảo đảm chất lượng để dụng máy lọc nước được lâu dài.

Bài, ảnh: Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.