Xanh mãi những cánh rừng Mường Và

Trong khi mọi người, mọi nhà đang vui xuân, thì các cán bộ kiểm lâm huyện Sốp Cộp vẫn tập trung cao độ thực hiện các phương án tuần tra bảo vệ rừng. Vì theo cách nói của anh Lò Văn Phỏng, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện thì người dân có thể nghỉ Tết, nhưng lâm tặc lại không, mà có khi còn hoạt động mạnh hơn.

Cán bộ kiểm lâm huyện Sốp Cộp cùng Ban quản lý bản Mường Và, xã Mường Và tuần tra rừng.

 

Chẳng thế mà đầu xuân, các cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sốp Cộp vẫn chia thành nhiều tổ đi kiểm tra rừng ở các xã. Chúng tôi theo một tổ đi thực địa bản Mường Và (xã Mường Và). Bản Mường Và của đồng bào dân tộc Lào có địa thế khá bằng phẳng, rất nhiều ngôi nhà mới vừa dựng lên, kế tiếp đó là cánh đồng chuẩn bị vào vụ mới... Trưởng bản Lò Văn Chiến khoe: Ở đây có nhiều suối lắm, vì giữ được rừng nên quanh năm đầy nước, thành ra bản cũng có rất nhiều ao. Mường Và có tới 16 hệ thống kênh mương, phai, đủ nước tưới cho 80 ha ruộng lúa 2 vụ.

Trưởng bản sắp xếp thời gian cùng tổ bảo vệ rừng của bản dẫn chúng tôi đi tuần tra rừng. Rừng được bảo vệ tốt nên chỉ vào sâu một đoạn là đã thấy không khí ẩm ướt. Trưởng bản bảo: Chú ý lũ vắt rừng. Anh vừa dứt lời, nhìn xuống dưới chân, tôi đã thấy gần chục con bám vào quần áo, túi máy ảnh, những con khác ngoe nguẩy hướng về đoàn người. Trưởng bản Chiến nói vui: Rừng được đồng bào Lào chúng tôi bảo vệ tốt lắm. Lũ vắt cũng có công tham gia bảo vệ rừng đấy! Chúng tôi cười vang, tiếp tục đi sâu vào rừng. Qua anh Chiến, chúng tôi được biết, bản có 417 hộ, 1.667 nhân khẩu, 80% dân số là dân tộc Lào. Hằng chục năm trước đây, rừng bị phá nhiều lắm, nhưng bây giờ cả bản đều tham gia bảo vệ rừng rất tốt, điều đó được thể hiện qua những con số diện tích rừng ngày càng tăng của bản. Bản có tới 1.385 ha rừng tự nhiên, 108 ha rừng trồng. Ngoài 3 khu rừng cộng đồng đã giao, toàn bộ diện tích rừng quy hoạch đã được giao khoán bảo vệ cho 177 hộ. Đó là chưa kể 303 ha rừng tự nhiên, trên 25 ha rừng trồng ngoài quy hoạch.

Anh Lường Văn Sử, cán bộ kiểm lâm địa bàn nói thêm: Dịp Tết vừa là cao điểm của mùa khô, vừa là thời gian nghỉ Tết, vui xuân, lúc này các đối tượng xấu thường lợi dụng để chặt phá rừng, Ban quản lý bản đã thành lập 4 tổ bảo vệ rừng, mỗi tổ có 20 người và mời cán bộ kiểm lâm huyện xuống hướng dẫn anh em các cách thức bảo vệ rừng. Khi có mệnh lệnh, 4 tổ lập tức chia các ngả bảo vệ, ngăn chặn phá rừng khai thác gỗ hoặc gây cháy rừng...

Trên đường đi, thỉnh thoảng chúng tôi mới gặp một vài người dân đi làm rẫy. Cánh rừng như sẫm lại bởi cây cối che hết nắng, bốn bề chỉ có tiếng gió thổi, ồn ã tiếng chim kêu dưới những tán rừng. Là rừng hỗn giao, nhưng chúng tôi vẫn thấy nhiều cây dẻ to, đường kính cỡ 50-60cm. Lúc nghỉ giải lao, anh Lò Văn Phỏng bảo: Hương ước của bản quy định rất chặt chẽ, mỗi mét vuông bị phá, ban quản lý bản sẽ phạt người vi phạm 2.000 đồng, còn nặng hơn Nhà nước phạt đấy! Mừng là ý thức của người dân bản Mường Và rất tốt, bà con không xâm lấn ranh giới giữa rừng với nương rẫy. Vậy nên không có điểm nóng về phá rừng, đốt rừng. Duy chỉ có năm 2016, khu rừng của bản bị cháy lan từ địa bàn khác sang, do chuẩn bị tốt nên đám cháy đã bị dập tắt ngay, thiệt hại không lớn. Tuy khoản tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng còn thấp, năm 2014 được 9.000 đồng/ha, năm 2015 tăng lên 38.000 đồng/ha nhưng bà con không vì thế mà sao nhãng việc bảo vệ rừng... 

Kết thúc buổi kiểm tra rừng, cả đoàn trở về bản. Chia tay bản Mường Và, chia tay những khu rừng xanh mát, đó đây những cành đào bung nở, không khí ngày xuân đang lan tỏa. Một mùa no ấm nữa lại về với đồng bào dân tộc Lào bản Mường Và.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.