Trên đỉnh Pú Hao

Pú Hao những ngày giáp Tết nhộn nhịp hẳn lên dù không gian vẫn bị bao phủ một lớp sương mù dày đặc, những cành đào già khẳng khiu, mốc meo đã nảy những mầm lá xanh cùng những nụ đào chúm chím tựa đốm lửa hồng, báo hiệu một mùa xuân mới đang về.

 

Một góc Pú Hao.

Trước đây, để đến được bản Pú Hao đi ngựa từ trung tâm xã mất hơn 1 tiếng đồng hồ, vì Pú Hao là bản biên giới đặc biệt khó khăn của xã Mường Lạn (Sốp Cộp). Nhưng bây giờ đã khác, dọc hai bên đường tuần tra biên giới chạy qua bản đã mọc lên bao nếp nhà mới, bà con căng treo biểu ngữ “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới” ở nơi dễ thấy nhất. Năm nay, nhà nào cũng được mùa nông sản, lại thu hoạch sớm hơn nên có nhiều thời gian chuẩn bị đón Tết chu đáo. Đến Pú Hao những ngày này, dễ dàng bắt gặp những phụ nữ Mông say sưa hoàn thiện những đường thêu, nút chỉ trên bộ váy, áo mới; cánh trai tráng mang dao, mang xẻng phát quang, dọn dẹp con đường nội bản.

Đến nhà già bản Giàng Chợ Sộng, chúng tôi thấy ông đang dán những tấm vải đỏ vuông ngang cửa chính, rồi dán những mảnh giấy đỏ giữa các cột nhà, cối xay, cày cuốc, dao rựa...  Dừng tay ra bên cạnh bếp lửa tiếp khách, ông bảo: Dán vải, giấy đỏ để sang năm mới các thần phù hộ cho gia đình thu được nhiều ngô lúa, trâu, lợn hơn! Quan sát căn nhà của già làng, thấy có cả trăm bao ngô, thóc chất đầy góc nhà. Hiểu ý, ông Sộng khoe ngay: Các con cháu làm ra cả đấy. Vừa bán kha khá ngô, thóc để ăn tết rồi. Ngày chưa có đường đi qua, không được như thế này đâu. Năm 2006, bộ đội làm xong con đường, ngô, thóc làm ra mới bán được, năm nay có mấy trăm tấn đấy!

Không vui sao được. Pú Hao đã có điện 5 năm nay, nhiều nhà còn làm kinh doanh dịch vụ, mua cả ô tô vận tải để chuyên chở hàng hóa. Trong câu chuyện của già Sộng, chúng tôi biết thêm từ năm 2003 trở về đây, bà con đã yên tâm lao động sản xuất, không ai nghe kẻ xấu làm những việc xấu, không chịu làm ăn, cứ ở nhà chờ chúa trên trời mang cái ăn đến, ốm cũng chẳng chịu để bộ đội khám. Đích thân già Sộng cùng bộ đội biên phòng vận động được 6 hộ bỏ đạo trái pháp luật để làm ăn. Công sức của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Mường Lạn là vô cùng lớn, họ đã ngày đêm bám bản, truyền tải ý Đảng đến với dân, mang chữ, kiến thức đến với bà con. Pú Hao có 108 hộ, trong đó 10 hộ giàu, hộ nghèo còn 30 hộ; cả bản nuôi 410 con trâu, bò, hơn 100 con dê, gần 2.000 con lợn, hàng ngàn con gia cầm. Bà con còn canh tác 1.680 ha ngô, 40 ha sắn, 132 ha dong riềng. Thật vui, tháng 8 vừa rồi, Pú Hao được chọn là điển hình về phát triển kinh tế khu vực biên giới. Thượng tá Hờ A Cho, Chính trị viên Đồn biên phòng Mường Lạn, gắn bó bao năm với mảnh đất này rất vui: Nhiều năm trước, người Mông Pú Hao ăn tết dài hàng tháng, tốn kém và lãng phí. Anh em chúng tôi kiên trì vận động bà con chuyển sang ăn tết Nguyên đán. Đoàn thanh niên của Đồn phối hợp với Chi đoàn của bản tổ chức làm đường giao thông, lao động sản xuất, vệ sinh làng bản, giao lưu văn nghệ thể thao. Bây giờ, bộ đội với dân thành người một nhà rồi!

Không chỉ nhà già bản Sộng, đến thăm một số gia đình khác, nhà nào chúng tôi cũng thấy đang giã bánh dày và mổ lợn để ăn tết. Ở sân trước nhà văn hóa bản, đội thanh niên bản đang luyện tập bóng đá, ném còn, ném pa pao, kéo co, đánh cù, đẩy gậy, tập văn nghệ để sáng mồng 1 tết giao lưu với bộ đội biên phòng. Nắm tay tôi, già Sộng chỉ tay lên đỉnh Pú Hao, nơi có cây thông trên trăm tuổi sừng sững trong sương gió: Dân bản Pú Hao xưa ở trên đó đấy, được bộ đội vận động xuống núi để khai hoang ruộng nước, nuôi con trâu, con lợn để ổn định đời sống. Trước kia, đứng trước cây thông cha ông nguyện một lòng theo Đảng, Bác Hồ, cùng bộ đội bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Bây giờ cây thông là biểu tượng thiêng liêng của bản, người Pú Hao hứa sẽ làm giàu ở nơi này.

Lời nói đơn giản của già Sộng mang tâm trạng hào sảng, tin tưởng. Rời Pú Hao, bỗng nghe tiếng sáo Mông véo von câu hát “Đây bản Mèo xuống núi, nhìn đồng lúa xanh tươi, suối Huổi Le lúa cấy thành hàng, như bản Mèo Pú Hao ngày nay, bản Mèo ta cuộc đời no ấm..."...

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.