Sốp Cộp xây dựng HTX kiểu mới

Nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, huyện Sốp Cộp đặc biệt chú trọng chuyển đổi xây dựng HTX kiểu mới theo luật HTX năm 2012.

 

Vườn ươm cây giống của HTX Nam Phượng cung ứng cây giống cho bà con trong vùng.

 

Với mục tiêu phát triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã, UBND huyện Sốp Cộp chỉ đạo các ban, ngành tuyên truyền, vận động các HTX chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã; tổ chức tập huấn các chính sách phát triển kinh tế tập thể cho các HTX trên địa bàn; tổ chức thành lập HTX điểm; phân bổ kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, ưu tiên các HTX trong thực hiện HTX kiểu mới. Trên địa bàn huyện hiện có 21 HTX hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp... nhiều HTX đã mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, phát huy sức mạnh nhân lực, vật lực của các thành viên.

Trong số các HTX chuyển đổi xây dựng theo kiểu mới có HTX nông nghiệp Nam Phượng, bản Lả Mường là một điển hình, thành lập tháng 5/2011, với 7 xã viên chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung ứng giống cây trồng, vật nuôi và dịch vụ vật tư nông nghiệp, liên kết với các doanh nghiệp đưa cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... qua đó, HTX ngày càng phát triển, đời sống của xã viên được nâng cao. Phương thức hoạt động của HTX là hộ thành viên tự quản lý và hưởng lợi từ sản phẩm của mình, HTX đứng ra cung ứng các sản phẩm đầu vào như cây, con giống; tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho các thành viên về các loại hình: Nuôi ong, ghép cây ăn quả, chăm sóc và phòng trừ bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đến nay, HTX đã đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng vườn ươm các loại cây giống; 2,5 ha nuôi cá giống và cá thương phẩm; đầu tư, xây dựng 6,5 ha hệ thống tưới ẩm cho cây ăn quả tại xã Mường Và, Nậm Lạnh; duy trì và phát triển 750 đàn ong... Bên cạnh đó, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi cho nhân dân các xã Sam Kha, Mường Lạn, Nậm Lạnh, Mường Và, Sốp Cộp. Tổng doanh thu của HTX đạt khoảng 15 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân của các thành viên hơn 4 triệu đồng/tháng.

Hoặc như HTX nông nghiệp Hải An, bản Dồm, xã Dồm Cang, thành lập và đi vào hoạt động năm 2011, khi mới được thành lập HTX có 10 thành viên với số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Ban đầu HTX chỉ phát triển dịch vụ thủy lợi để đáp ứng nhu cầu của địa phương, sau đó thêm một số dịch vụ mới như: xây dựng các công trình cầu cống, mương máng, đường giao thông, cung cấp các loại giống cây ăn quả, giống lúa chất lượng cao... Từ đầu năm đến nay, HTX đã xây dựng 1 nhà bán trú, thi công 2 công trình thủy lợi trên 1,8 km; tu sửa, nạo vét gần 2.000m kênh mương, cung ứng trên 2 tấn cá giống các loại... tổng doanh thu từ 10 đến 12 tỷ đồng/năm. Còn rất nhiều HTX hoạt động hiệu quả, HTX Nông nghiệp Nậm Ban, HTX NN&DV Nam Khánh, HTX Quang Vinh...

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển HTX kiểu mới vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhiều hộ dân trên địa bàn vẫn còn e dè do bị chi phối bởi tư tưởng làm ăn kiểu cũ; người đứng đầu HTX lúng túng bởi thiếu kinh nghiệm quản lý, hạn chế trong tổ chức thực hiện Điều lệ HTX; tiếp cận được các chính sách hỗ trợ đầu tư, hoạt động liên doanh, liên kết để mở rộng phạm vi, quy mô, thị trường, nắm bắt các chính sách thu hút nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, tín dụng, xúc tiến thương mại, ứng dụng KHKT và công nghệ mới...

Thời gian tới, Sốp Cộp tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cho HTX; có chính sách thu hút nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tập thể, kinh tế HTX; tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, mở rộng đầu tư, liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; gắn sản xuất, kinh doanh vào hoạt động xây dựng nông thôn mới...

Mùi Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.