Sốp Cộp chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

Nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành và nhân dân, huyện Sốp Cộp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và các văn bản chỉ đạo về công tác xóa đói, giảm nghèo, thông qua các hình thức: Hội nghị, tọa đàm, xây dựng các cụm pano, áp phích, tờ rơi, hệ thống phát thanh công cộng; giới thiệu kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách làm hay, các mô hình hiệu quả...

Các hộ dân bản Liềng, xã Mường Lèo (Sốp Cộp) được Đoàn 326 hỗ trợ dê giống phát triển sản xuất.

 

Cùng với công tác tuyên truyền, các cấp hội, đoàn thể tích cực vận động cán bộ hội viên gương mẫu tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của để xây dựng, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, các công trình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, xử lý môi trường... Trên cơ sở đó, vận động các tầng lớp nhân dân hiểu rõ chính sách, làm đúng chính sách, đồng lòng, chung sức đóng góp vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Sự phối hợp của các sở, ngành của tỉnh được tăng cường và có hiệu quả tích cực trong việc hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo; công tác phối hợp giữa Ban Chỉ đạo huyện với các cơ quan liên quan và các xã được thực hiện tốt, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Nhìn lại kết quả thực hiện Chương trình 30a của Chính phủ năm 2017, từ nguồn vốn trên 38 tỷ đồng của ngân sách Trung ương, huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 9 công trình thủy lợi, 11 công trình đường giao thông, 1 trạm y tế, 1 nhà lớp học; hỗ trợ phân bón, cây giống cho 822 hộ tại các xã Nậm Lạnh, Mường Lạn, Dồm Cang, Mường Và, Púng Bánh với gần 1.000 ha lúa, cây ăn quả, cà phê; hỗ trợ khai hoang 112 ha trên địa bàn 8 xã, với 493 hộ tham gia; hỗ trợ phục hóa trên 95 ha ở 7 xã, với 584 hộ tham gia; hỗ trợ 245 hộ tại 3 xã Mường Lạn, Nậm Lạnh, Mường Và trồng mới 65 ha cam; hỗ trợ xây dựng 6 mô hình phát triển sản xuất, gồm: nuôi bò sinh sản, nuôi cá nước ngọt, cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi ngựa sinh sản, trồng cây ăn quả có múi, áp dụng công nghệ tưới chủ động; mở 10 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho 300 người; hỗ trợ trồng 19 ha rừng... Đối với Chương trình 135, tổng vốn được giao trên 9 tỷ đồng, huyện duy tu bảo dưỡng 2 công trình cầu treo dân sinh, 1 công trình giao thông; hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc sản xuất, hỗ trợ hộ nghèo, xây dựng 2 mô hình phát triển sản xuất, với 568 hộ được hưởng lợi, trong đó có 423 hộ nghèo, 139 hộ cận nghèo, 6 hộ mới thoát nghèo...

Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ y tế cho người nghèo và dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ học sinh nghèo và dân tộc thiểu số về giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ về nhà ở... Đến nay, toàn huyện có 2.646 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn... được vay vốn ưu đãi gần 187 tỷ đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 46.500 người; trong năm học 2017-2018, đã hỗ trợ kinh phí học tập gần 3 tỷ đồng cho trên 6.500 học sinh... Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều năm 2017 của huyện Sốp Cộp còn trên 42%, giảm 3,85% so với năm 2016. Cơ cấu sản xuất chuyển theo hướng tích cực, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh.

Ngoài sự đầu tư có trọng điểm của Đảng, Nhà nước, phải kể đến sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Trước mắt, huyện Sốp Cộp tiếp tục thúc đẩy giảm nghèo bền vững; tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa hình thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển KT-XH, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân...

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.