Sốp Cộp chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Sốp Cộp hiện có 13.370 con trâu, 9.381 con bò, 675 con ngựa, 2.830 con dê, 20.101 con lợn, trên 211.000 con gia cầm; 3.230 ha sắn, 320 ha cà phê, 546 ha cây ăn quả...

 

Người dân bản Cang Cói, xã Mường Lạn (Sốp Cộp) tích trữ rơm khô làm thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông.

 

Để phòng chống hạn hán, đói rét cho cây trồng và đàn vật nuôi, UBND huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch ngay trước mùa đông, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho bà con; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, lực lượng, vật tư cần thiết...

Đối với đàn vật nuôi, huyện chỉ đạo các địa phương dự trữ rơm rạ, cỏ khô, ủ chua cỏ tươi, nhắc nhở các hộ gia đình đưa trâu, bò về nhà nuôi nhốt, dùng bao tải, bạt hoặc vải dày khoác cố định chống rét cho vật nuôi; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng hồi phục sức khỏe cho đàn gia súc, không chăn thả gia súc những ngày nhiệt độ xuống dưới 12oC; bổ sung thêm thức ăn tinh, sắn, cám ngô, cám gạo loãng pha muối 0,5%, cho uống nước ấm. Đặc biệt, thực hiện tốt công tác tiêm phòng, kiểm tra thường xuyên tình trạng của đàn vật nuôi, phát hiện, xử lý kịp thời các biểu hiện suy kiệt; cách ly, chăm sóc gia súc yếu, ốm; phun tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; vận động người dân thực hiện “5 không”: không giấu dịch; không giết mổ gia súc mắc bệnh; không mua bán gia súc và sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán gia súc mắc bệnh ra khỏi vùng dịch; gia súc chết phải chôn theo đúng quy định của cơ quan thú y để tránh ảnh hưởng tới môi trường và làm lây lan dịch bệnh.

Đối với cây trồng, huyện chủ động các phương án bảo vệ sản xuất theo từng mùa vụ; tổ chức điều tra định kỳ được 51 kỳ, qua đó, phát hiện và kịp thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại trên 1.225 ha cây trồng các loại. Chỉ đạo các xã áp dụng các biện pháp gieo mạ nền, che phủ nylon cho mạ, không gieo mạ khi nhiệt độ xuống dưới 15oC. Tăng cường chăm sóc, bảo vệ và chống rét cho mạ bằng các biện pháp bón lân, tro bếp, giữ ruộng mạ đủ ẩm cho diện tích mạ đã gieo. Vận động nhân dân chuyển diện tích trồng lúa có lượng nước tưới bấp bênh sang trồng ngô, lạc, đậu tương và cây rau màu khác. Thời điểm này, nông dân toàn huyện đã chuẩn bị rơm rác, cỏ, trấu để đốt hun khói trong những ngày rét đậm, rét hại; chuẩn bị đầy đủ nguồn nước tưới cho diện tích các loại cây trồng. Đồng thời, đã tăng cường các biện pháp tủ gốc, giữ ẩm, giữ nhiệt cho cây; chuẩn bị đầy đủ bón phân, chăm sóc; phòng trừ kịp thời các loại dịch hại, bệnh mới phát sinh gây hại.

Ông Tòng Văn Cường, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng, Phòng khuyến cáo các xã thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”, huy động mọi lực lượng tu sửa, nạo vét, phát dọn toàn bộ các tuyến chính, kênh nội đồng, cửa cống đầu kênh... Từ đầu năm đến nay, đã huy động lực lượng nạo vét khơi thông 205 công trình, 243 km kênh mương, dọn 3.170 m3 bùn rác, phát dọn 35.650 m2 kênh mương. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi; tận dụng nguồn nước hiện có ở các sông, suối và các khe để ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt; tranh thủ tích trữ nước tại các ao, hồ, đập để sử dụng vào các thời điểm nguồn nước khó khăn. Đẩy nhanh tốc độ thi công các công trình thủy lợi đang xây dựng hoặc có phương án thi công hợp lý...

Với những biện pháp đồng bộ, kịp thời của các cơ quan chức năng huyện Sốp Cộp trong phòng chống đói, rét, hạn hán cho đàn vật nuôi và cây trồng trong mùa đông, tin rằng, sản xuất và chăn nuôi của huyện sẽ phát triển tốt, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.