Sam Kha chuyển mình

Những ngày chớm đông, chúng tôi có dịp về Sam Kha - xã vùng sâu, vùng xa huyện Sốp Cộp. Từ đỉnh đèo Pu Tỉu, phóng tầm mắt xuống thung lũng Sam Kha, một màu vàng rộm của lúa chín, xung quanh miên man màu xanh của rừng, của cây, tạo bức tranh quê yên bình đến vậy.

Trường Tiểu học Sam Kha được xây dựng khang trang.

Theo con đường mới mở trải nhựa dài hơn 20 km từ ngã ba Huổi Hay (Púng Bánh) đi Sam Kha, con đường vắt ngang sườn những đỉnh núi lồng lộng gió, luồn xuống thung sâu hun hút qua những khe suối..., thoáng chốc, chúng tôi đã đặt chân đến Sam Kha. Sam Kha là vùng đất lõm kẹp giữa 3 dãy núi: Pu Sâng giáp bên Mường Lèo, Pu Tỉu tiếp mạn Púng Bánh, Pu Ha nối huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên). Đặc biệt, hai dãy núi cao Pu Tỉu và Pu Sâng như hai anh em sinh đôi chế ngự vùng biên cương này. Ở đây có con suối Nậm Tỉa, một nhánh chính của đầu nguồn sông Mã quanh năm tuôn chảy, mang nước tưới tiêu cho những thửa ruộng bậc thang, rồi chảy qua Mường Luân thuộc huyện Điện Biên Đông trước khi hợp lưu vào sông Mã. Cũng từ độ cao dốc lớn, địa hình chia cắt đã làm cho vùng đất Sam Kha xa xôi chịu nhiều thiệt thòi trong giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Mãi đến cuối năm 2016, con đường huyết mạch nối trung tâm huyện đi Sam Kha mới hoàn thành, tạo thuận lợi giúp Sam Kha vượt lên thoát nghèo.

Đón chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Vàng A Tộng nói cười cởi mở, thân thiện, qua anh, chúng tôi nắm được sơ bộ Sam Kha là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, với 10 bản, 519 hộ, 91,62% dân số là dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 88,3%. Toàn xã có hơn 13.000 ha đất tự nhiên, nhưng mới khai hoang được 59 ha lúa ruộng, gieo trồng 850 ha lúa nương, 20 ha cây ăn quả, còn lại là đất lâm nghiệp. Ngày trước, do địa hình cát cứ, nông sản làm ra, nuôi được con trâu, con bò muốn bán cũng khó bởi không có đường, để giao thương buôn bán. Bây giờ, đường nhựa đã đến tận trung tâm xã, đường liên bản rộng mở đến các bản, tạo động lực cho Sam Kha từng bước chuyển mình.

Những ngày này, đi qua các bản Pu Sút, Huổi Phô, Phá Thóng, Púng Báng... đều thấy thưa vắng vì bà con dồn hết lên nương, xuống ruộng thu hoạch vụ mùa. Vẫn theo đồng chí Bí thư, ngoài chỉ đạo bà con tập trung thu hoạch ruộng nương, vẫn phải nhắc nhở bà con các bản dự trữ cỏ làm thức ăn cho trâu bò, củng cố chuồng trại tránh rét. Hiện, trong xã có tổng đàn trâu, bò trên 1.800 con. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xã chuẩn bị đưa vào sử dụng tuyến đường Sam Kha - Pá Hốc; tu sửa tuyến Huổi Phô - Hin Chá; hoàn thiện công trình nhà văn hóa bản Phá Thóng; nghiệm thu đưa vào sử dụng 5 tuyến đường bê tông nông thôn mới đi các bản Púng Báng, Nậm Tỉa, Phá Thóng tổng chiều dài hơn 880m. Thông qua các chương trình, dự án, cơ sở vật chất của xã từng bước được đầu tư xây dựng, hệ thống trường lớp học được kiên cố hóa, trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng khang trang, 6/10 bản được sử dụng điện lưới quốc gia, 4 bản còn lại đã có dự án đầu tư ngay trong năm tới.

Do tiếp giáp với các xã vùng cao và huyện Điện Biên Đông, tình hình an ninh trật tự ở Sam Kha diễn biến khá phức tạp. Theo Trưởng Công an xã Giàng A Lậu, trong năm 2017 vẫn xảy ra tranh chấp đất đai, di dịch cư tự do, buôn bán ma túy. Nhưng với quyết tâm làm trong sạch địa bàn, Sam Kha đã cơ bản đẩy lùi các tê nạn xã hội, giải quyết cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai; thu hồi 50 khẩu súng tự chế; củng cố nhóm liên gia tự quản; lập 10 hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, đưa 1 người đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện tập trung tại huyện; vận động 6 hộ, 36 nhân khẩu di dịch cư tự do trở lại làm ăn, ổn định cuộc sống...

Khẳng định quyết tâm lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, Bí thư Vàng A Tộng Tộng quả quyết: Không có sự lựa chọn nào khác là chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sang quy mô sản xuất hàng hóa; giảm diện tích lúa nương, tăng diện tích rừng, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi, khuyến khích bà con khai hoang ruộng bậc thang. Đặc biệt, phát huy lợi thế về đồng cỏ, đất lâm nghiệp còn dồi dào, tập trung quy hoạch các bãi chăn thả, phát triển chăn nuôi đại gia súc quy mô tập trung, quy mô hộ. Mặt khác, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, tiếp tục dồn lực cho công cuộc giảm nghèo, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào... Với hướng đi phù hợp, cùng với sự quan tâm sẻ chia, giúp đỡ, đầu tư từ các cấp các ngành, Sam Kha đang có những đột phá thoát nghèo bền vững.

Anh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.