Púng Bánh phát triển nuôi gia súc nhốt chuồng

Những năm qua, xã Púng Bánh (Sốp Cộp) đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấy cây trồng, vật nuôi, nhất là tập trung phát triển nuôi gia súc nhốt chuồng gắn với trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi, mang lại hiệu quả, giúp bà con nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bà con bản Lùn, xã Púng Bánh (Sốp Cộp) dùng cây bông chít làm thức ăn cho gia súc.

Trước đây, theo thói quen, bà con thường đưa gia súc thả rông tại các bãi chăn thả, trên nương nên gia súc dễ mắc bệnh, khó quản lý được, hiệu quả không cao. Chính vì vậy, việc phát triển chăn nuôi gia súc nhốt chuồng là một trong những cách giúp khắc phục được tình trạng chăn thả rông gia súc, kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã Púng Bánh đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân ở các bản vùng thấp, như: Bản Liềng, Lùn, Khá Nghịu, Phải và Púng, đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi gia súc nhốt chuồng gắn với trồng cỏ. Đồng thời, khai thác nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo, nông thôn mới... để xây dựng các mô hình nuôi gia súc nhốt chuồng làm điểm để nhân rộng. Chỉ đạo cán bộ thú y giúp người dân tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho gia súc.  Bên cạnh đó, xã đã nhận ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho người dân vay vốn ưu đãi đầu tư chăn nuôi. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn tự nguyện kỹ thuật xây dựng chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; cách chăm sóc gia súc, phòng chống rét cho gia súc... Trong 9 tháng năm nay, xã đã phối hợp tổ chức 6 lớp tập huấn tự nguyện kỹ thuật chăn nuôi gia súc nhốt chuồng cho hơn 500 lượt người; tiêm hơn 8.200 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, vắc xin ung khí thán cho trâu, bò; phun tiêu độc khử trùng hơn 16 ha chuồng chăn nuôi.

Trong phát triển chăn nuôi, xã đã vận động bà con trồng cỏ lấy thức ăn cho gia súc trên những diện tích đất bạc màu, ven bìa rừng... Hướng dẫn ủ ướp cỏ, thân cây ngô làm thức ăn gia súc trong mùa đông. Hiện nay, toàn xã có hơn 39 ha cỏ các loại, trong đó trên 17 ha cây bông chít địa phương.  Theo chị Lò Thị Xuân, cán bộ khuyến nông xã, bông chít là loại cây có sẵn ở các vùng đệm rừng. Thời gian qua, phát triển mô hình nuôi gia súc nhốt chuồng, nên bà con đã mở rộng diện tích trồng cây bông chít. Loại cây này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với cỏ voi; dễ trồng và không phải trồng lại sau mỗi lần thu hoạch, nguồn giống có sẵn tại địa phương và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên phát triển tốt, đảm bảo đủ lượng thức ăn cho gia súc. Hiện, toàn xã có 2.857 con trâu, 2.042 con bò, 205 con ngựa. 

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Lò Văn Tuấn, bản Liềng (Púng Bánh) là một trong những hộ tiên phong phát triển mô hình nuôi gia súc nhốt chuồng gắn với trồng cỏ để tăng thu nhập. Anh Tuấn chia sẻ: Gia đình tôi hiện có 7 con bò, 3 con trâu. So với hình thức chăn thả trước đây, nuôi trâu, bò nhốt chuồng vỗ béo cho thu nhập cao hơn, gia súc có thể xuất chuồng chỉ sau 4 đến 5 tháng chăn nuôi. Để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, tôi chuyển hơn 3 ha trồng cây sắn sang trồng cỏ voi và cây bông chít. Trung bình mỗi năm gia đình tôi bán 2 con trâu, 4 con bò, thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận từ 40 đến 50 triệu đồng.

Bản Lùn có 151 hộ dân. Theo Trưởng bản Lò Văn Thoại, bản hiện có 173 con trâu, 196 con bò. Các hộ dân đã trồng gần 8 ha cây bông chít, cỏ voi làm thức ăn cho gia súc. Nhờ mô hình này, thu nhập của bà con trong bản ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 26,7%. Điển hình như gia đình chị Tòng Thị Nhàn thoát nghèo từ việc nuôi gia súc nhốt chuồng. Năm 2013, gia đình chị Nhàn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư chăn nuôi gia súc nhốt chuồng. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông xã, số vốn vay chị đầu tư xây dựng chuồng nuôi 2 con bò, chuyển đổi 1 ha trồng sắn sang trồng cây bông chít lấy thức ăn cho vật nuôi. Đàn bò phát triển tốt, tăng đàn, mỗi năm gia đình chị xuất bán 4 con bò, 1 con trâu, thu nhập 120 triệu đồng.

Phát triển nuôi gia súc nhốt chuồng gắn với trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi là sự đổi thay tích cực trong nhận thức, tập quán sản xuất của người dân xã Púng Bánh, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần giúp bà con trong xã cải thiện cuộc sống.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.