Mô hình trường học gắn với thực tế ở Sốp Cộp

Trong chuyến công tác tại huyện Sốp Cộp, chúng tôi đã tìm hiểu việc xây dựng thí điểm mô hình trường học gắn với thực tế, kết quả bước đầu và quan trọng hơn là tạo được sự hào hứng cho học sinh trong học tập, yêu trường, lớp hơn. Đây là một cách làm hay của Phòng GD-ĐT huyện và cũng là địa phương đầu tiên trong tỉnh thực hiện mô hình này.

Mô hình nuôi dê ở Trường Tiểu học Dồm Cang

 

Đi thực tế tại trường Tiểu học Dồm Cang, ngôi trường được đánh giá cao trong triển khai thực hiện mô hình. Cô giáo Lò Thúy Kiều, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ với chúng tôi: Qua những đợt tập huấn, tham gia thực tế ở một số địa phương khác, chúng tôi thấy họ áp dụng rất hiệu quả mô hình này. Do vậy, cùng với sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT huyện, Ban Giám hiệu nhà trường quyết định thí điểm mô hình. Ban đầu, chúng tôi vận động giáo viên trong trường cùng tham gia, chia thành 8 nhóm (3-4 người/nhóm), mỗi nhóm mua chung 1 con dê để nuôi rẽ; chăm sóc 300 m2 ao cá, huy động giáo viên và học sinh góp hơn 200 con gà, ngỗng giống nuôi chung và trồng hơn 100 m2 rau các loại. Bây giờ, trường tôi đã có đàn dê 13 con, ao cá sắp đến vụ thu hoạch, chưa kể đàn gia cầm rất nhiều.

Tìm hiểu thêm được biết, trong quá trình thực hiện mô hình, nhà trường cho phép học sinh cắt cỏ ở nhà để nuôi cá, trực tiếp chăm sóc đàn dê và gia cầm theo hướng dẫn về kỹ thuật của giáo viên và cán bộ thú y xã. Nhà trường cũng đã thành lập ban quản lý trang trại, phụ trách kỹ thuật chăm sóc gà, cá, dê... Mục đích của việc mở trang trại là để học sinh được trải nghiệm thực tế, những bài học nào liên quan đến cây trồng, vật nuôi, các em học sinh sẽ được giáo viên dẫn đi tham quan và thực hiện các công việc tại hiện trường. Qua đó, vừa giáo dục kỹ năng sống cho các em, vừa làm cho học sinh yêu thích môn học và thuần thục kỹ năng lao động. Thêm nữa, trang trại phát triển tốt, bữa ăn của học sinh lại được cải thiện và có một khoản tiền để nhà trường giảm mức thu đối với học sinh. Do là năm đầu tiên thực hiện mô hình, nên nhà trường mới thu được 60 kg rau các loại, dê đang duy trì để tăng đàn, số gia cầm bán ra thị trường được gần 4 triệu đồng.

Theo đánh giá của Phòng GD-ĐT, chất lượng học tập, sinh hoạt của học sinh chuyển biến rõ nét, có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, hoàn thiện kỹ năng sống, nhất là những kỹ năng cơ bản, thông qua những hoạt động thực tế như: Trồng rau, trồng lúa, nuôi lợn, gà, vịt, cá, dê... Bà Tòng Thị Quyên, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện cho hay: Năm học 2016-2017, 100% trường tiểu học đã áp dụng các mô hình này, như nuôi lợn ở Trường Tiểu học Nà Khi (Mường Lạn), Tiểu học Mường Lèo; trồng rau bốn mùa ở Trường Tiểu học Mường Và, Mường Lạn, Sam Kha, Púng Bánh, Sốp Cộp... Năm học 2016-2017, các trường thực hiện mô hình đã thu gần 20 tấn rau xanh, chăm sóc 85 con lợn với trên 5,5 tấn thịt, 700 m2 ao cá; dê và gia cầm hiện đang thực hiện tại Trường Tiểu học Dồm Cang. Đây là mô hình hiệu quả, thực tế với học sinh, nhà bếp của học sinh bán trú được bổ sung thực phẩm, tận dụng được thức ăn thừa từ các bếp để phục vụ chăn nuôi, nâng cao ý thức học sinh trong tiết kiệm và biết cách chăn nuôi. Hơn nữa, giúp học sinh gây quỹ lớp từ những sản phẩm do chính các em làm ra. Trong năm học 2017-2018, 11 trường tiểu học trên địa bàn huyện tiếp tục đăng ký một số mô hình: trồng rau và nuôi cá; rau xanh bốn mùa; nuôi gia súc, gia cầm; trồng lúa nước...

Tuy nhiên, đây là việc làm mới nên vẫn có phụ huynh chưa ủng hộ; giáo viên mất thời gian cho quản lý, ảnh hưởng tới việc kèm cặp, phụ đạo học sinh, trong khi các trường đều thiếu giáo viên; một số trường chưa có kỹ thuật sản xuất nên đã xuất hiện dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi... Để khắc phục, các cấp, các ngành liên quan cần tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật, phương pháp áp dụng mô hình gắn dạy và học với thực tiễn, thực hiện thành công và nhân rộng diện.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ Phù Yên với lá cờ Tổ quốc

    Tuổi trẻ Phù Yên với lá cờ Tổ quốc

    Ảnh -
    Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Huyện đoàn Phù Yên đã thực hiện trang trí không gian tại tiểu khu 4 với rực rỡ màu cờ Tổ quốc, sách, báo nhằm lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước đến với thế hệ trẻ. Điểm nhấn của không gian là dòng chữ: "Hòa bình có đẹp không em" như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ghi nhớ công lao của các thế hệ ông cha đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để giành độc lập, thống nhất non sông. Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc.
  • 'Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 22/4, Đoàn công tác của Đại sứ quán Autralia do bà Naomi Cook, Tham tán Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đại học Tây Bắc về hoạt động hợp tác với Công ty cổ phần KisStartup trong khuôn khổ Tiểu dự án IDAP, thuộc Dự án GREAT 2 Sơn La.
  • 'Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Xã hội -
    Trước yêu cầu chuyển đổi số, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đã xác định chủ trương “3 liên kết” (liên kết lực lượng, liên kết địa bàn, liên kết cộng đồng) nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Tại tỉnh ta, mô hình “Ba liên kết”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất trong tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên.
  • '“Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    “Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    Cụ thể hóa việc học và làm theo Bác, một số trường học trên địa bàn tỉnh đã sáng tạo xây dựng mô hình “Không gian học tập Hồ Chí Minh”, đã mang lại hiệu quả thiết thực, thuận tiện cho việc học tập, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, gắn liền rèn luyện lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
  • 'Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Xã hội -
    Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn vốn đến đúng các đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao.
  • 'Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Kinh tế số là một trong trong 3 trụ cột của chương trình chuyển đổi số, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
  • 'Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Thực hiện Công văn số 3987/BTC-CT ngày 31/3/2025 của Bộ Tài chính về chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan, triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ thuế điện tử cấp độ 4.0 trong toàn bộ quy trình quản lý; hỗ trợ tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế trên ứng dụng Etax Mobile và đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.