Cần khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại Trường TH -THCS Dồm Cang

Trường Tiểu học - THCS Dồm Cang (Sốp Cộp) hiện có 1 điểm trường trung tâm và 4 điểm trường lẻ. Năm học 2019-2020, nhà trường có 889 học sinh, trong đó 55 học sinh bán trú. Dù cách trung tâm huyện chỉ 7 km, nhưng nhiều năm qua, thầy và trò nhà trường luôn thiếu nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

Các em học sinh đang phải sử dụng nước giếng nhiễm sắt.

Thầy giáo Nguyễn Doanh Điệp, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trước đây, nhà trường không có nguồn nước sử dụng, cứ mỗi sáng, công việc đầu tiên của thầy và trò là đi xách nước ở dưới suối về để phục vụ sinh hoạt. Năm 2014, khi bắt đầu triển khai mô hình bếp ăn bán trú cho học sinh, nhà trường đã thuê thợ khoan giếng nước, với chiều rộng 1 mét, sâu 46 mét (trị giá 30 triệu đồng) để lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho các em học sinh, song, nước giếng khoan để qua đêm trong các thùng chứa có cấn vàng bám. Để xác định độ an toàn của nước giếng, nhà trường đã mua các dụng cụ thử cơ bản như bút thử, giấy quỳ... và gửi mẫu đi xét nghiệm, kết quả, nước nhiễm hàm lượng sắt, không đảm bảo yêu cầu để sử dụng.

Theo quan sát của chúng tôi, nhìn bằng mắt thường thì  nước vẫn trong, nhưng các mảng vàng ố bám trên thành của giếng, vòi nối với máy bơm khá dày. Khu vệ sinh của nhà trường, tại bồn rửa tay, gạch men lát nền đều đã chuyển vàng do sắt trong nước bám vào; các thùng chứa nước, gáo múc nước cũng có hiện tượng này.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên và học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đã trích kinh phí từ ngân sách đầu tư xây dựng 1 bể chứa dung tích 1 m3; mua than, cát, sỏi làm bể lọc nước. Đồng thời, đầu tư 3 máy lọc nước từ bể chứa để sử dụng cho việc nấu ăn, nước uống hàng ngày cho học sinh. Hàng năm, nhà trường đã trích kinh phí chi thường xuyên để thay hệ thống lọc bằng cát, sỏi, than định kỳ 6 tháng/lần; còn các lõi lọc của máy lọc nước thì từ 3 - 4 tháng/lần. Cùng với đó, phân công các giáo viên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hệ thống máy lọc nước, song, chất lượng nguồn nước chưa được kiểm định.

Không chỉ ở điểm trường trung tâm, 4 điểm trường lẻ cũng chưa có hệ thống nước hợp vệ sinh, nhà trường đang khắc phục bằng việc mua nước mó, nước sinh hoạt của các hộ dân lân cận. Trong đó, khó khăn nhất là điểm trường bản Cang, hiện có 5 lớp bậc tiểu học (hơn 100 học sinh) thiếu nước sử dụng, vì các hộ dân cũng không đủ nước sử dụng nên không có để bán cho nhà trường. Nhất là những tháng mùa khô kéo dài, thời tiết nắng nóng, khô hạn, giếng nước của nhà trường cạn dần, rất khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh. 

Trao đổi về việc giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước hợp vệ sinh tại Trường TH-THCS Dồm Cang, ông Lò Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Dồm Cang, cho biết: UBND xã đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn về vấn đề nước sinh hoạt. Hiện, xã đã đầu tư công trình nước sinh hoạt bản Huổi Dồm, dự kiến có thể cung cấp đủ nước hợp vệ sinh cho khu vực điểm trường trung tâm. Sau khi công trình hoàn thành, phương án cấp nước cho nhà trường là nhà trường phải xây bể chứa nước ở vị trí thấp, sau đó, dẫn nước từ công trình nước sạch về bể chứa rồi sử dụng máy bơm nước về trường. Còn tại các điểm trường lẻ, do nguồn kinh phí hạn chế, nên việc đầu tư các công trình nước hợp vệ sinh chưa thể thực hiện; giải pháp tạm thời là vận động phụ huynh học sinh mua bình nước lọc sẵn cho các em sử dụng.

Dù đã có hướng giải quyết nguồn nước phục vụ cho Trường Tiểu học - THCS Dồm Cang, nhưng cũng mới chỉ là giải pháp tạm thời. Rất mong các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ xây dựng hệ thống các công trình nước hợp vệ sinh cho Trường Tiểu học - THCS Dồm Cang, giúp thầy và trò nhà trường đảm bảo sức khỏe, tập trung cho công tác nâng cao chất lượng dạy và học.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.